>> Mách bé một số lưu ý khi tự học đàn Piano
>> Những thông tin hay để tự học piano đệm hát
Kiến thức học Piano cơ bản cho bé tại các trung tâm dạy Piano luôn được đầu tư và xây dựng để phù hợp nhất với độ tuổi, khả năng và mục đích học tập của từng bé. Nhưng nhìn chung, có một số kiến thức bắt buộc mà bất kì trung tâm dạy Piano nào cũng cần phải chú ý khi hướng dẫn cho bé học Piano cơ bản. Nội dung các bài học, tư thế ngồi chơi đàn, tư thế tay khi đánh đàn, cách luyện ngón cho bé,… là những điểm mà ba mẹ có thể lưu ý khi tham khảo các kiến thức mà các trung tâm dạy Piano hướng dẫn cho bé học Piano cơ bản.
Một số kiến thức về Piano cơ bản bé cần nắm chắc
Bài học đầu tiên với Piano cơ bản
Khi bé bắt đầu một nhiệm vụ mới hoặc học một cái gì đó mới thì điểm khởi đầu luôn là điều quan trọng nhất. Với việc học Piano cơ bản cũng vậy, bài học đầu tiên sẽ tác động rất lớn đến quá trình học Piano cơ bản lâu dài về sau này của bé. Nếu ngay từ khi bắt đầu không hướng dẫn cho bé những bài học chuẩn xác nhất thì bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở những bài học tiếp theo. Điều này vô tình có thể khiến bé chán nản, căng thẳng và nhiều khả năng sẽ bỏ cuộc trong việc học Piano cơ bản .
Ở các bài học đầu tiên khi bé học Piano cơ bản, các thầy cô sẽ hướng dẫn cho bé bắt đầu với nốt C (Đô) giữa. Một cây đàn Piano tiêu chuẩn, có 88 phím đàn và 8 nốt C. Phím đàn đầu tiên (bên trái) là nốt A (La – A0), cuối cùng là nốt C (C8). Nốt C giữa (Middle C) là nốt C thứ tư tính từ bên trái sang. Khi đã xác định đúng vị trí các nốt rồi thì sau này lúc đặt tay trên những phím đàn bé sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ mà sẽ hào hứng với việc học Piano cơ bản hơn.
Khi bé bắt đầu học Piano cơ bản thì bài học đầu tiên là điều quan trọng nhất
Học Piano cơ bản với tư thế ngồi chuẩn
Tư thế ngồi thích hợp, là một phần quan trọng trong việc chơi Piano cơ bản đúng cách. Nếu ngồi không đúng tư thế thì sẽ làm hạn chế khả năng di chuyển của bé trên các phím đàn cũng như có những tác động không tốt tới việc chơi Piano. Ngoài ra, ngồi sai tư thế còn làm mất đi vẻ tự tin của bé khi biểu diễn Piano cơ bản.
Khi chơi Piano cơ bản, bé nên ngồi ngay trung tâm và ở nửa phần đầu ghế, nơi hướng về phím đàn Piano. Ghế phải được đặt ở vị trí vuông và có khoảng cách vừa phải so với đàn để tạo sự chắc chắn. Và đặc biệt bé không được ngồi gù lưng, phải giữ thẳng lưng để có thể dễ dàng di chuyển bàn tay đến mọi phím đàn.
Tư thế tay chuẩn khi chơi Piano cơ bản là như thế nào?
Ngoài tư thế ngồi đúng khi học Piano cơ bản thì bé cũng phần phải có tư thế tay thích hợp để có thể chơi tốt bộ môn này. Tư thế tay thích hợp không chỉ đảm bảo rằng bé đang chơi nhạc cụ đúng cách, mà còn giúp giảm mệt mỏi cho tay nếu bé chơi Piano cơ bản trong khoảng thời gian dài.
Vậy tư thế tay khi chơi Piano cơ bản như thế nào mới được gọi là đúng chuẩn? Chính là cổ tay của bé phải ở độ cao phù hợp với các phím đàn. Nếu cổ tay của bé quá thấp, sẽ khó nhấn phím đàn đúng cách hơn. Nếu cổ tay quá cao, bé sẽ khó điều khiển các ngón tay và có thể vô tình chạm các phím đen. Và các ngón tay của bé cũng cần phải thẳng, có sức nặng phù hợp để không bị lướt qua các phím đàn.
Tiến trình hợp âm khi chơi Piano cơ bản
Tiến trình hợp âm là một chuỗi các hợp âm được sắp xếp lại với nhau. Ví dụ, một tiến trình hợp âm giọng F (Fa): F, B giáng, C, B giáng, và quay trở lại F.
Tiến trình hợp âm phụ thuộc vào âm giai Piano, vì vậy nếu bài hát ở giọng F, có nghĩa là các hợp âm dựa trên âm giai F trưởng (F major scale). F là nốt gốc của âm giai và B giáng là nốt thứ tư và C là nốt thứ năm của hợp âm. Có thể nói F là hợp âm I và B giáng là hợp âm IV, và C là hợp âm V, chúng là ba trong số các hợp âm phổ biến nhất trong âm nhạc hiện đại. Rất nhiều bài hát bé nghe trên đài chỉ được viết bằng ba hợp âm trên, dù ở nhiều giọng khác nhau. Vì vậy, với tiến trình hợp âm này bé sẽ dễ dàng có thể chơi được các bài đơn giản sau khi học Piano cơ bản.
Học Piano cơ bản với việc tập tốc độ ngón tay
Bài tập tốc độ ngón tay mà các thầy cô thường hướng dẫn cho bé là là bài tập ở âm giai C trưởng. Bé sẽ chọn bất kì tay bên nào, và chơi 5 nốt nhạc đầu tiên của âm giai, sử dụng cả 5 ngón tay, sau đó, bé chơi lần lượt từ C tới G và ngược lại.
Bài tập này giúp bé cải thiện tốc độ và rèn luyện sự khéo của các ngón tay trên các phím đàn. Tuy nhiên, các thầy cô sẽ không khuyến khích các bé tập nhanh nhất có thể bởi vì lúc đó bé sẽ bị rối và có thể dẫn đến tập sai. Chỉ cần bé bắt đầu chậm rãi nhưng đảm bảo các nốt nhạc vang lên có cùng âm lượng, tiếp đó từ từ tăng tốc độ chứ không cần vội vã.
Học Piano cơ bản với tập nghe bằng tai
Mục đích của việc tập nghe bằng tai là để rút ngắn khoảng cách giữa việc nghe thứ gì đó trong đầu bé, và chuyển nó sang phím đàn Piano. Việc bé có thể nghe thấy các khoảng âm cao hoặc thấp cũng tương tự như phân biệt được cao độ của các nốt nhạc. Từ đó, khi nghe một bài nhạc bé sẽ dễ dàng cảm nhận hơn và rèn luyện Piano cơ bản được thuận lợi hơn.
Có rất nhiều mẹo và thủ thuật để tập tai cho bé khi học Piano cơ bản. Các thầy cô sẽ hướng dẫn cho bé dần dần để việc luyện tập tai này của bé từ từ tiến bộ và đạt được mục đích khi học Piano cơ bản.
Mục đích của việc tập nghe bằng tai là để rút ngắn khoảng cách giữa việc nghe thứ gì đó trong đầu bé, và chuyển nó sang phím đàn Piano
Bé bao nhiêu tuổi có thể học Piano cơ bản được?
Đây là câu hỏi mà phần lớn các phụ huynh thắc mắc. Bé từ 3 tuổi trở lên là đã có thể theo đuổi bộ môn Piano cơ bản này rồi. Ở độ tuổi này, bé đang học hỏi và rất hiếu động, luôn luôn được muốn tìm tòi và vận động. Do đó việc ba mẹ cho bé học ở độ tuổi này là rất phù hợp, chỉ cần các bé có niềm đam mê và sự hứng thú với việc học Piano cơ bản này là được.
Ngoài ra, ba mẹ có thể đến Kids Art & Music Saigon để được các bạn nhân viên tư vấn cụ thể hơn về việc chọn một lớp học Piano cơ bản cho bé theo học.
Với tiêu chí hoạt động tận tâm, trách nhiệm và lấy người học làm trung tâm, cộng với một đội ngũ giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm, nhiệt huyết và yêu trẻ, Kids Art & Music Saigon là lựa chọn mà Quý phụ huynh không thể bỏ qua khi tìm lớp học tại trung tâm cũng như gia sư dạy kèm nghệ thuật tại nhà cho con. Quý phụ huynh có nhu cầu tìm gia sư, vui lòng liên hệ tại đây ạ: ĐĂNG KÝ GIA SƯ Hoặc gửi tin nhắn về FACEBOOK |