Tác giả: Dung Khuc
27 Jul 2018
1,413 views

Hướng dẫn tự học Piano đệm hát cơ bản

Piano đệm hát có chút khác biệt so với Piano solo, người chơi cần nắm vững kiến thức về hợp âm, nhịp điệu và lựa chọn cho mình những thế bấm thích hợp. Tự học Piano đệm hát hay Piano solo đều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu nắm vững các kiến thức và có phương pháp rèn luyện phù hợp thì bất cứ ai cũng sẽ hoàn toàn có thể chinh phục được bộ môn này!

>> Các lưu ý khi tự học piano tại nhà

>> Những gợi ý về giáo trình tự học piano

>> Tự học piano cơ bản

 

Trước khi đến với những hướng dẫn tự học Piano đệm hát, hãy cùng Kids Art & Music Saigon tìm hiểu xem Piano đệm hát là gì và một số lưu ý khi tự học Piano đệm hát.

 

Piano đệm hát là gì?  Tự học Piano đệm hát là như thế nào

Có hai hình thức chơi Piano phổ biến nhất hiện nay là Piano solo và Piano đệm hát. Piano solo thể hiện giai điệu của bài hát. Còn Piano đệm hát là phần Piano làm nền cho người hát hoặc cho giai điệu của các nhạc cụ khác, thường là là Violin. Chính vì vai trò làm nền cho các giai điệu khác nên Piano đệm hát khi chơi tách riêng sẽ không thể hiện giai điệu của bài hát, mà nó chỉ là nền nhạc được tạo ra từ những hợp âm hay vòng hòa âm. Chơi Piano đệm hát sẽ phụ thuộc vào kiểu đệm và hợp âm là chính, chứ không cần phải đọc nhiều nốt nhạc như khi chơi Piano solo.

Piano với đặc trưng các âm thanh trầm bổng hòa quyện với nhau, tạo thành những giai điệu du dương, da diết, sâu lắng đã chinh phục được nhiều trái tim người hâm mộ âm nhạc. Không thể so sánh về độ khó giữa Piano solo và Piano đệm hát, bởi vì mỗi trường phái đều có các khó khăn riêng.

 

 

Hướng dẫn tự học Piano đệm hát cơ bản - hình ảnh 1

Học đàn Piano solo hay Piano đệm hát đều có khó khăn riêng

 

Những lưu ý khi tự học Piano đệm hát

Tự học Piano đệm hát yêu cầu người chơi cần có nhạc cảm, biết cách sáng tạo các giai điệu riêng cho mình và nhớ vòng hòa âm của bản nhạc. Khác với học đàn Piano solo, tự học Piano đệm hát chỉ có phần melodies – giai điệu, còn phần đánh là của pianist tự soạn hòa âm và phần kĩ thuật ngón cũng do pianist sáng tạo sao cho phù hợp nhất, thu hút nhất. Đôi khi có các bản nhạc không chỉ dừng lại ở một vài hợp âm trong vòng hòa âm mà còn có sự biến tấu, thêm bớt hợp âm để tạo sự mới mẻ cho bản nhạc.

Người chơi Piano đệm hát cần nắm vững nhạc lý và vòng hòa thanh để đệm đàn không bị phô, bởi vì Piano không có nhạc nền như Organ, nên nếu phạm phải dù chỉ là một lỗi nhỏ, khán giả cũng có thể sẽ nhận ra ngay.

Tự học Piano đệm hát cũng đòi hỏi người học phải thuộc tất cả mọi giọng trên phím đàn, để có thể xử lý tốt các bài hát có chất giọng khác nhau do Piano không có phần trans nên không thể nâng giọng được.

 

Hướng dẫn tự học Piano đệm hát

Tự học Piano đệm hát có hai cách: đệm hòa âm không hoặc ít đường nét giai điệu và đệm hòa âm kết hợp giai điệu cùng lúc

  • Đệm hòa âm không hoặc ít đường nét giai điệu: Cách này thường được dùng trong đệm hát hoặc đệm cho một nhạc cụ chơi giai điệu khác.
  • Đệm hòa âm kết hợp giai điệu cùng lúc: Cách này thường được sử dụng trong đệm hát khi người hát không nắm chắc giai điệu hoặc để chơi solo cho một bản nhạc.

 

Hướng dẫn tự học Piano đệm hát cơ bản - hình ảnh 2

Tự học Piano đệm hát có hai cách: đệm hòa âm không hoặc ít đường nét giai điệu và đệm hòa âm kết hợp giai điệu cùng lúc

 

Sau đây là hướng dẫn cụ thể cho hai cách tự học Piano đệm hát trên.

 

Đệm hòa âm không hoặc ít đường nét giai điệu

– Dùng cả hai tay đều bấm hợp âm cùng lúc và chơi như đập nhịp: đây là cách đệm đàn Piano đơn giản nhất và thường dùng để đệm cho người hát không nắm vững nhịp. Nếu muốn âm thanh nghe dày hơn, hay hơn thì người chơi có thể chèn thêm nốt vào hợp âm.

– Rải những nốt chính của hợp âm trên các quãng rộng: Thông thường tay trái sẽ rải các hợp âm còn tay phải sẽ giữ nhịp bằng cách chơi hợp âm. Cách này cũng có những biến thể để nghe âm thanh thật hơn, dày hơn. Ví dụ như hợp âm C: thay vì bấm Đô – Mi – Sol, có thể bấm là: Sol – Mi – Sol – Đô bằng cách rải quãng.

– Rải hợp âm nhưng dùng móc kép hai tay đuổi nhau: dùng âm khu rộng của Piano để rải ngược hoặc xuôi chiều, làm tăng tính sáng tạo, độc đáo cho bản nhạc.

– Tổng hợp: Đây là kiểu đệm phối hợp những cách đệm nói ở trên sao cho hài hòa, dễ nghe nhất. Cách đệm này giúp cho bản nhạc có thêm màu sắc, tiết tấu hơn, giúp cho người hát cảm nhận tốt hơn khi biểu diễn. 

 

Đệm hòa âm kết hợp giai điệu cùng lúc

Cách đệm này khác với cách đệm hợp âm không giai điệu ở chỗ bàn tay phải chơi thêm phần giai điệu của bản nhạc, còn tay trái thì đệm giống những kiểu ở trên, nhưng phải phối hợp khéo léo để giai điệu hòa cùng với hợp âm. Phải luyện tập nhiều để có thể chơi tốt kiểu đệm này.

Khi đã nắm vững các kiến thức và phương pháp rèn luyện trên thì bất cứ ai cũng sẽ hoàn toàn có thể tự học Piano đệm hát cơ bản. Tuy nhiên, nếu tìm được một khóa học đệm hát Piano cơ bản, một giáo viên giảng dạy nhiệt tình để hỗ trợ thêm cho việc tự học Piano đệm hát ở nhà thì việc học tập sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

 

 

Với tiêu chí hoạt động tận tâm, trách nhiệm và lấy người học làm trung tâm, cộng với một đội ngũ giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm, nhiệt huyết và yêu trẻ, Kids Art & Music Saigon là lựa chọn mà Quý phụ huynh không thể bỏ qua khi tìm lớp học tại trung tâm cũng như gia sư dạy kèm nghệ thuật tại nhà cho con.

 Quý phụ huynh có nhu cầu tìm gia sư, vui lòng liên hệ tại đây ạ: ĐĂNG KÝ GIA SƯ

 Hoặc gửi tin nhắn về FACEBOOK

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *