>> Các lưu ý cho việc học piano cơ bản
>> Thông tin về piano cơ bản mà bạn cần biết
Tìm hiểu chung về đàn Piano trước khi đi vào chi tiết hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản
Đàn Piano là một loại nhạc cụ trong dòng bàn phím thuộc bộ gõ hay và là nhạc cụ có dây. Piano vốn xuất thân từ âm nhạc Phương Tây, thường dùng cho biểu diễn độc tấu, âm nhạc thính phòng và cả nhạc đệm. Ngày nay, đàn Piano hầu như phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và được mệnh danh là “ông vua của các loại nhạc cụ”. Với khả năng tạo nên những nốt nhạc với nhiều cấp độ, sắc thái khác nhau, đàn Piano được dùng cho cả sáng tác lẫn biểu diễn. Điểm yếu duy nhất của đàn Piano là không thể dễ dàng mang vác, di chuyển khắp nơi.
Đàn Piano hoạt động theo nguyên lý đòn bẩy. Khi nhấn phím đàn, đầu búa sẽ gõ vào dây đàn để tạo ra âm thanh. Ngoài ra, cấu tạo của đàn còn có bộ phận cộng hưởng (soundboard) dùng để khuếch đại âm thanh.
Ban đầu, âm vực của đàn Piano chỉ bao gồm có bốn âm bật và nhiều nhất là 5 quãng tám, giống như với đàn harpsichord. Sau đó, qua nhiều cải tiến trong cấu trúc đàn, âm vực của Piano được nâng lên đến mức quãng tám,
Piano được chia ra thành 2 loại cơ bản là: Piano cánh (Grand Piano) và Piano đứng (Upright Piano hay Vertical Piano). Bên cạnh đó, nếu xét về mặt công nghệ thì Piano được chia thành các dạng khác như: Piano tự động (Player Piano), Piano đồ chơi (Toy Piano), Piano đặt sẵn chương trình (Prepared Piano), Piano kỹ thuật số hay còn gọi là Piano điện (Digital Piano)…
Đàn Piano hoạt động theo nguyên lý đòn bẩy.
Các bước hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản
Đệm hát Piano cơ bản có hai dạng chính: Đệm hòa âm không giai điệu hoặc ít đường nét giai điệu và đệm hòa âm đồng thời có cả giai điệu.
Hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản đối với đệm hòa âm không giai điệu hoặc ít đường nét giai điệu
Dạng đệm hát này thường dùng để đệm cho người hát không chắc về phần nhạc hoặc đệm cho nhạc cụ. Hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản cụ thể cho dạng này như sau:
- Cả hai tay đều thực hiện bấm hợp âm và chơi như đập nhịp. Để cho âm thanh cất lên dày hơn người chơi có thể chèn thêm nốt vào hợp âm. Hoặc bổ sung thêm 1 nốt nhạc vào giữa những nốt đen để thay đổi về tiết tấu và giai điệu. Ví dụ: thêm bậc 5 vào phía dưới và chỉ thêm ở tay phải, còn tay trái vẫn bấm hợp âm (nốt đen).
- Rải những nốt chính của hợp âm trên các quãng rộng, thường là chơi nốt đơn. Ví dụ: hợp âm đô trưởng đô – mi – sol rải thành đô – sol – mí và lặp lại hai nốt sol – mí cho đến hết ô nhịp. Chơi như vậy ở một tay (thường là tay trái), tay kia thì giữ nhịp bằng cách chơi hợp âm (nốt đen) như cách đệm trên.
- Rải hợp âm sử dụng móc kép hai tay đuổi nhau, có thể sử dụng theo chiều xuôi, chiều ngược hay có thể đảo chiều.
- Kết hợp của cả ba hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản trên một cách thống nhất, phù hợp với tính chất âm nhạc của bản nhạc đang chơi.
Hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản đối với đệm hòa âm và đồng thời chơi cả giai điệu
Dạng đệm hát này thường được dùng trong đệm hát khi người hát không nắm rõ giai điệu hay khi chơi solo Piano cho một ca khúc. Hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản cụ thể cho dạng này như sau:
- Tay trái đệm theo cách hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản đối với đệm hòa âm không giai điệu hoặc ít đường nét giai điệu, còn tay phải chơi theo giai điệu của bản nhạc
- Chú ý phối hợp khéo léo cả hai tay với nhau
Chú ý phối hợp khéo léo cả hai tay với nhau
Với các hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản và chia sẻ cụ thể của bài viết thì chắc chắn bé sẽ nhanh chóng làm quen trong việc sử dụng loại nhạc cụ này. Còn nếu ba mẹ vẫn còn băn khoăn thì có thể liên hệ trực tiếp Kids Art & Music Saigon để được nhân viên ở đây tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về các khóa học hướng dẫn đệm hát Piano cơ bản dành cho bé nhé!
Với tiêu chí hoạt động tận tâm, trách nhiệm và lấy người học làm trung tâm, cộng với một đội ngũ giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm, nhiệt huyết và yêu trẻ, Kids Art & Music Saigon là lựa chọn mà Quý phụ huynh không thể bỏ qua khi tìm lớp học tại trung tâm cũng như gia sư dạy kèm nghệ thuật tại nhà cho con. Quý phụ huynh có nhu cầu tìm gia sư, vui lòng liên hệ tại đây ạ: ĐĂNG KÝ GIA SƯ Hoặc gửi tin nhắn về FACEBOOK |