Vai trò của âm nhạc đối với trẻ
1. Vai trò của âm nhạc đối với trẻ là giúp trẻ phát triển nhận thức và ngôn ngữ
Các hiện tượng đời sống và truyền thống văn hóa được phản ánh trong các tác phẩm âm nhạc, giúp hiểu biết của trẻ thêm phong phú hơn. Trong khi tập hát, trẻ sẽ được học về các tiết tấu âm nhạc, giai điệu cộng với những ca từ vô cùng đơn giản gần gũi, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng. Vai trò của âm nhạc đối với trẻ là giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để mô tả và biết cách phát âm thông qua việc lắng nghe ca từ và hát theo.
2. Vai trò của âm nhạc đối với trẻ là phương tiện góp phần phát triển giáo dục thể chất cho trẻ
Khi trẻ hát và vận động theo nhịp điệu của nhạc sẽ giúp trẻ phát triển cơ bắp, độ bền, độ linh hoạt, sự dẻo dai, nhanh nhẹn và khéo léo. Theo kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoa Kỳ, vấn đề quan trọng của sự chuyển động theo nhạc nằm ở mối tương quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự luân phiên giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não có tác động tích cực đến sức khỏe và trí não của con người.
3. Vai trò của âm nhạc đối với trẻ là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Vai trò của âm nhạc đối với trẻ là nó được sử dụng như một công cụ tích cực giúp các bé hiểu sâu sắc hơn về giá trị và vẻ đẹp trong nhân cách của con người. Những giá trị, vẻ đẹp đó được thể hiện thông qua ca từ và giai điệu của bài hát hoặc qua những động tác múa để thể hiện, truyền tải những thông điệp đầy ý nghĩa. Khi trẻ có hứng thú và đam mê âm nhạc thì rất dễ dàng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, bên cạnh đó cũng hình thành và phát triển các kỹ năng khác nhau về âm nhạc.
4. Vai trò của âm nhạc đối với trẻ là cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc và hiểu biết xã hội
Vai trò của âm nhạc đối với trẻ là mang thế giới đến gần hơn với tâm hồn trẻ thơ và giáo dục nhân cách của trẻ một cách toàn diện. Âm nhạc cũng dạy cho trẻ ý thức đạo đức và có khi tác động của âm nhạc còn nhanh hơn cả những lời khuyên, hay mệnh lệnh của người lớn.
Các tác phẩm ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi quê hương đất nước, con người hay các bài hát miêu tả về những hình ảnh thân thuộc với trẻ như bà, mẹ, chú bộ đội, cô giáo, đều khơi dậy ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, sự quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình, lòng biết ơn với những người đã cống hiến bằng cả xương máu của mình để mang đến sự hòa bình cho đất nước và người dân có một cuộc sống hạnh phúc ấm no.
Những điệu múa, trò chơi dân gian hay các bài hát dân ca từ các vùng miền khác nhau đều khơi dậy lòng tự hào dân tộc của trẻ. Việc làm quen và tìm hiểu các loại hình nhảy múa, các bài hát của nước ngoài không chỉ giúp trẻ hiểu hơn về văn hóa nước bạn mà còn nhen nhóm trong lòng trẻ tình hữu nghị quốc tế và cộng đồng.
Một số hoạt động để trẻ tiếp xúc với âm nhạc
- Thể dục nhịp điệu: giúp cho trẻ phát triển đồng thời khả năng cảm thụ âm nhạc, các chuyển động của cơ bắp, đầu, tay, chân, toàn thân và biểu cảm trên khuôn mặt. Thể dục nhịp điệu cũng giúp tinh thần của trẻ thư giãn hơn, luôn tràn đầy năng lượng, đặc biệt là những trẻ có bị rối loạn về cảm xúc.
- Nhảy, múa: Giúp trẻ có một cơ thể dẻo dai, săn chắc, vóc dáng cân đối và đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo ở trẻ.
- Ca hát có vai trò đặc biệt trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, hầu như đứa trẻ nào cũng yêu thích ca hát, các giai điệu âm nhạc. Quan trọng nhất là khi bé trực tiếp hát những bài hát, sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng cảm thụ âm nhạc và trẻ có thể bắt chước hay sáng tạo ra những hành động đi kèm. Mục đích chính của việc dạy trẻ hát là dạy trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc của mình, mang đến cho trẻ sự thoải mái và niềm vui của hoạt động học tập và cuộc sống chứ không phải là việc hướng dẫn cho trẻ các kỹ thuật hát.
- Chơi nhạc cụ không chỉ giúp thư giãn tinh thần, bộc lộ cảm xúc và tăng sự sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ mà còn có nhiều tác dụng tích cực đối với sự phát triển trí não, khả năng nhận thức và ghi nhớ của trẻ.