1.Múa đương đại là gì?
Múa đương đại là một môn nghệ thuật giao thoa giữa múa hiện đại, múa ba-lê, múa trữ tình và cùng với các thành phần từ Jazz, xuất hiện và phổ biến trong thế kỷ 20. Một bài múa đương đại giống như một vở kịch không lời thiên về cảm xúc và chủ yếu truyền tải được nội dung câu chuyện bằng ngôn ngữ cơ thể.
Loại hình múa này không tuân theo bất cứ khuôn mẫu nào, tùy vào trí tưởng tượng của người biên đạo, múa đương đại luôn tự do và phóng khoáng. Người vũ công luôn cố gắng khám phá năng lượng và cảm xúc tự nhiên của cơ thể thông qua những những bài múa mang đậm dấu ấn cá nhân. Một bài múa hoàn hảo yêu cầu người vũ công phải có sự cảm âm tốt, đồng thời có sự kết nối tâm trí và cơ thể để có thể thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau trong bài. Tóm lại, đây là một thể loại múa được biểu diễn và thể hiện bằng ngôn ngữ hình thể.
2. Múa đương đại đem đến những lợi ích gì cho bé?
- Giúp trẻ có một cơ thể linh hoạt, dẻo dai hơn. Khi học múa sẽ được thả lỏng các cơ, làm cho các khớp xương trở nên trơn tru, uyển chuyển hơn giúp giảm tình trạng khô khớp, cứng khớp, tăng cường canxi cho xương.
- Bằng cách lắng nghe giai điệu của các lthể oại nhạc khác nhau, bé có thể điều chỉnh cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể của mình cho phù hợp với bài múa, đồng thời giúp nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ.
- Múa đương đại không chỉ rèn luyện về thể chất mà còn giúp bé phát triển trên phương diện tư duy và cảm xúc. Bé sẽ học được cách kiểm soát điều tiết hơi thở và phát triển biểu cảm trong biểu diễn và cả đời sống hàng ngày. Khi học múa còn giúp bé cải thiện tư duy tổ chức và trí nhớ của mình.
- Việc hòa mình vào âm nhạc cùng những động tác thoải mái, tự do không gò bó thể hiện được hết tâm trạng của mình sẽ giúp bé thư giãn, giảm bớt căng thẳng trong học tập. Các bé sẽ học được cách biểu hiện tâm trạng, cảm xúc theo đúng câu chuyện mình đang kể, khuyến khích trẻ bộc lộ những suy nghĩ và quan điểm cá nhân của mình.
3. Một số thể loại múa đương đại phổ biến
Múa đương đại được chia thành rất nhiều thể loại khác nhau và sau đây là 4 thể loại phổ biến nhất:
- Thể loại Drama: Đây là thể loại múa được biên đạo và phát triển theo kiểu một câu chuyện – một nội dung.
- Múa đương đại loại cấu trúc: Ở hình thức múa này, cả nội dung lẫn hình thức thể hiện đều không được biểu hiện rõ ràng, mà dường như ẩn chứa một ý nghĩa nào đó để khán giả phải suy nghĩ.
- Thể loại triết học: Thể loại này truyền đạt và lấy cảm hứng biên đạo từ những quy luật tự nhiên và hướng tới con người
- Múa đương đại loại tương tác/ngẫu hứng: không dựa theo kịch bản có sẵn, tập trung vào sự thả lỏng thoải mái tương tác giữa cơ thể vũ công với nhau.
4. Những giai đoạn học múa đương đại cơ bản
Dưới đây là 7 giai đoạn học múa đương đại cơ bản nếu bạn muốn học múa một cách chuyên nghiệp và bài bản:
- Thư giãn – Tập trung – Tưởng tượng: giúp tinh thần thoải mái, các cơ được thả lỏng và dễ dàng cảm nhận cơ thể mình.
- Khởi động: giúp làm mềm các cơ và làm nóng cơ thể.
- Tăng cường: thực hiện các động tác nhằm tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể.
- Nghỉ giải lao: để người học có một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi lấy lại sức sau một thời gian luyện tập.
- Phân nhịp: Giai đoạn này giúp vũ công ghi nhớ động tác, cảm nhận và thể hiện cảm xúc.
- Nhảy: đây là lúc thực hiện các phương pháp giảng dạy mới có thể truyền cảm hứng cho các vũ công.
- Kéo dài – Thư giãn – Làm dịu xuống: Gần đến thời gian kết thúc buổi tập, vũ công sẽ thực hiện một số động tác kéo dãn các cơ, sau đó hít thở thật sâu giúp làm dịu các cơ.