Tầm quan trọng của môn múa tại trường mầm non
1. Học múa giúp trẻ phát triển trí tuệ
Khi học múa, trẻ cần chú ý quan sát, sử dụng kỹ năng ghi nhớ, chuyển động nhịp nhàng theo những giai điệu riêng. Múa hay những môn nghệ thuật biểu diễn khác đều giúp trẻ có thể kết hợp được các cơ quan vận động khác nhau, bao gồm thính giác, thị giác và vận động cơ thể, từ đó nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và khả năng tư duy.
2. Phát triển thể chất
Học múa giúp trẻ có một cơ thể dẻo dai và một vóc dáng cân đối. Trong khi học múa, các bé có thể vận động toàn thân theo nhịp điệu của từng bài hát. Nó hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, đồng thời kích thích hệ hô hấp và tuần hoàn, từ đó giúp nâng cao thể chất cho trẻ.
3. Rèn luyện các kỹ năng xã hội
Trong lớp học múa, trẻ phải phối hợp nhịp nhàng với các bạn để hoàn thành tiết mục một cách tốt nhất. Trẻ phải học cách kết nối với bạn, quan sát và nhường nhịn nhau trong mọi động tác. Từ đó, giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ nhiều hơn với người khác, hình thành tình cảm đạo đức, đối nhân xử thế.
4. Phát triển năng lực thẩm mỹ
Sự kết hợp giữa chuyển động cơ thể, giai điệu và trang phục đầy sắc màu sẽ kích thích trí tuệ và cảm xúc thẩm mỹ của trẻ, tạo cho trẻ một nền tảng nghệ thuật nhất định. Tuy nhiên, múa chỉ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho bé khi được giảng dạy bởi giáo viên có chuyên môn, có trách nhiệm với nghề và với trẻ. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là phải khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, hào hứng với bộ môn nghệ thuật này, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Những bài múa mầm non hay nhất
1. Trường chúng cháu là trường mầm non
2. Thầy cô là tất cả
3. Bông hoa mừng cô
4. Chú voi con ở Bản Đôn
5. Chị Ong nâu và em bé
6. Cả tuần đều ngoan
7. Những bài múa mầm non hay nhất – Trời nắng trời mưa
8. Những bài múa mầm non hay nhất – Mẹ đi vắng