1.Múa đương đại là gì?
Múa đương đại là gì? Nó được ra đời vào đầu thế kỷ 20 bởi hai người tiên phong, Isadora Duncan và Martha Graham. Loại hình nghệ thuật này đã được phát triển thành một trong những thể loại khiêu vũ phổ biến nhất trên thế giới và được đào tạo chuyên nghiệp cho các vũ công trong các trường dạy múa, đặc biệt phổ biến ở Mỹ và Châu Âu.
Do sự tương đồng về kỹ thuật, múa đương đại chứa đựng các yếu tố từ nhiều phong cách nhảy khác nhau, chẳng hạn như nhảy hiện đại, múa ba lê và các phong cách khác. Các vũ công múa đương đại có thể đến từ nhiều nền tảng khác nhau, từ múa ba lê cổ điển hoặc múa dân gian đến hip-hop, nhảy break dance… đều có thể múa đương đại
Kỹ thuật của múa đương đại hoàn toàn trái ngược với múa ballet. Nếu múa Ballet hướng tới sự nhẹ nhàng, bay bổng và chủ yếu thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể, thì động tác của múa đương đại lại thoải mái, thả lỏng, sử dụng các đường nét tự nhiên và sức mạnh của cơ thể để tạo ra một chuỗi các chuyển động liên tục.
Múa đương đại thể hiện nhiều chủ đề sáng tạo, phức tạp và đầy thử thách, đồng thời truyền tải thông điệp rõ ràng và dễ hiểu đến khán giả. Bằng những chuyển động tinh tế và nhạy cảm kết hợp với âm nhạc độc đáo, tác phẩm kể cho khán giả những câu chuyện ký ức có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân của mỗi người.
2.Múa đương đại là gì? Những kỹ thuật chính trong múa đương đại
Múa đương đại là gì? Nó bao gồm 4 kỹ thuật chính là cunning ham, graham, limon và release
Cunningham: được đặt theo tên của giáo sư kiêm nhà dạy nghệ thuật múa nổi tiếng, Merce Cunningham. Kỹ thuật này tập trung vào nghệ thuật tạo hình trong không gian, nhịp điệu và sự hài hòa, sử dụng sự linh hoạt của cơ thể để tăng yếu tố tự nhiên, thoải mái trong từng chuyển động.
Graham: Được đặt theo tên của Martha Graham. Kỹ thuật này tập trung vào sự thả lỏng, thư giãn, ngã và phục hồi. Kỹ thuật này tương tác với sàn và có quy ước kỹ thuật rõ ràng cho vùng bụng và hông (xương chậu)
Limon: Đặt theo tên của José Limón, tập trung vào trọng lực và trọng lượng với các động tác ngã, bật lại, phục hồi và treo lửng.
Release (Thả lỏng): tập trung vào thư giãn và kết hợp sức mạnh và hơi thở. Ở kỹ thuật này, người nhảy thả lỏng các khớp và bắp thịt để tạo sự thoải mái khi di chuyển, cho hơi thở ra để giúp cơ thể thư giãn hơn.
3. Múa đương đại là gì? Các phần học cơ bản trong múa đương đại
Múa đương đại là gì? – 07 bài học cơ bản
Múa đương đại là gì? Múa đương đại có 07 bài học cơ bản. Mỗi bài học đều có vai trò quan trọng riêng và hỗ trợ lẫn nhau. Bài học đầu tiên làm cơ sở nền tảng cho bài học thứ hai. Tùy theo tình huống hoặc đối tượng học và thời lượng khóa học mà giáo viên có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian dạy của các phần. Tuy nhiên, phải đảm bảo có đầy đủ các phần trong hệ thống chỉ như vậy mới đạt được kết quả học tập tốt.
1. Thư giãn – Tập trung – Tưởng tượng ( (Relaxing – Concentrating – Visualizing)
Thư giãn là một phần quan trọng của múa đương đại vì một số lý do:
- Về mặt kỹ thuật, nó cho phép các vũ công tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng của họ. Điều quan trọng nữa là nó làm thả lỏng các cơ và tạo ra cảm giác trơn tru trong phong cách đặc biệt của múa đương đại.
- Về mặt tâm lý, nó giúp cho người học có một tinh thần thoải mái, dễ tiếp thu và thực hành các động tác hiệu quả hơn.
Tưởng tượng là một đặc tính đặc biệt của loại hình múa đương đại, nó tập trung vào nhận thức cơ thể và chuyển những hình ảnh tưởng tượng thành chuyển động của cơ thể.
2. Múa đương đại là gì? – Khởi động (Warm-up)
Khởi động là một phần thiết yếu của buổi tập, giúp làm nóng các cơ và làm cho người nhảy cảm thấy thoải mái và linh hoạt hơn.
3. Tăng cường (Strengthening)
Đây là bài học đặc biệt dành cho các vũ công chuyên nghiệp, có tầm 4 đến 7 bài tập được tạo ra tập trung vào hoạt động của đôi chân và tuân theo cấu trúc ballet rất đơn giản với mục đích tăng thể lực của vũ công, giúp cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai và linh hoạt hơn.
4. Nghỉ giải lao (Break)
Đây là khoảng thời gian ngắn tầm 3-5 phút để các vũ công uống nước, để cơ thể thả lỏng, nghỉ ngơi.
5. Phân nhịp (Phrasing)
Mục đích chung của phần này là rèn luyện các kỹ năng của vũ công (ghi nhớ, cảm nhận, diễn đạt).
6. Nhảy (Jumping)
Đối với các vũ công chuyên nghiệp họ phải có một khoảng thời gian để luyện tập cho phần nhảy riêng biệt. Để thực hiện theo phương pháp học mới, tốt nhất họ nên tạo ra các chùm tổ hợp nhảy chéo trong không gian, điều này sẽ mang lại cho các vũ công cảm giác hăng hái hơn.
7. Kéo dài – thư giãn – làm dịu xuống (Stretching – Relaxing – Cooling down)
Tại thời điểm này, các vũ công đã ướt đẫm mồ hôi và khá mệt, nhưng trước khi kết thúc bài, họ phải thực hiện một số động tác giãn cơ, thả lỏng và kết hợp với hít – thở để giúp họ bình tĩnh trong khoảng 5 đến 10 phút.