Tác giả: Trịnh Linh
09 May 2021
823 views

Tìm hiểu về múa Ballet nâng cao cho trẻ trên 8 tuổi

Múa Ballet nâng cao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe; mà còn giúp bé trở nên nhanh nhẹn hơn, tập trung hơn. Bên cạnh đó, múa Ballet nâng cao còn giúp bé trau dồi kiến thức về âm nhạc; nhịp điệu; giúp bé phát triển sở thích vận động của mình. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì bé đều nhận được những lợi ích đáng kể khi đến với môn múa Ballet.

múa Ballet nâng cao

Cùng tìm hiểu về múa Ballet nâng cao cho trẻ trên 8 tuổi

Các lớp múa Ballet nâng cao cho trẻ em hiện nay không nhất thiết là lớp học múa siêu chuyên nghiệp. Điều quan trọng là tạo được một môi trường vui vẻ và sáng tạo; nơi các cô bé cậu bé được tự do thể hiện tài năng; và đam mê của mình; là nơi thầy cô giáo chú ý từng bé một và dìu dắt các bé cứng cáp hơn với những bài học múa Ballet nâng cao.

Tìm hiểu về múa Ballet nâng cao cho trẻ trên 8 tuổi - hình ảnh 1

 

Độ tuổi phù hợp để bắt đầu học lớp múa Ballet nâng cao

Từ 7 tuổi trở lên, bé đã có thể bắt đầu tham gia lớp múa Ballet nâng cao. Vì trước độ tuổi này, xương của một đứa trẻ là quá mềm để thực hiện các động tác về thể chất; thể lực của những bài tập trong lớp học Ballet nâng cao. Các lớp học múa Ballet nâng cao này là quá trình đi từ lớp Pre-ballet. Sau một thời gian dài luyện tập, khi chuyển lên lớp Ballet nâng cao, bé sẽ được hướng dẫn những tư thế khó hơn của Ballet, như chuyển từ bước nhẹ nhàng bằng mũi chân sang những bài tập có các động tác nhảy; đứng một chân trong thời gian dài hơn.

Chính vì vậy, khi bé chưa đủ 7 tuổi, ba mẹ nên ghi danh cho con tham dự các lớp Pre-ballet, bởi ở lớp Pre-Ballet, các tư thế khó, các động tác mạnh đã được cắt giảm để không ảnh hưởng gì đến sự phát triển tự nhiên của con.

 Tìm hiểu về múa Ballet nâng cao cho trẻ trên 8 tuổi - hình ảnh 2

 

Lợi ích của việc học múa Ballet nâng cao

Múa Ballet nâng cao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe; mà còn giúp bé trở nên nhanh nhẹn hơn, tập trung hơn. Bên cạnh đó, múa Ballet nâng cao còn giúp bé trau dồi kiến thức về âm nhạc; nhịp điệu; giúp bé phát triển sở thích vận động của mình. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì bé đều nhận được những lợi ích đáng kể khi đến với môn múa Ballet:

–              Giúp bé có cử chỉ và dáng điệu tốt hơn. Múa Ballet nâng cao có thể giúp bé điều chỉnh dáng đi dáng đứng rất tốt. Bởi Ballet yêu cầu bé phải có tư thế đứng; tư thế ngồi thẳng lưng và dáng đi đúng. Một số tư thế trong môn múa Ballet cũng rất thanh thoát như Port De Bras hay High Swan Arms sẽ giúp các bé điều chỉnh lại dáng của mình bằng các động tác kéo vai mở rộng, ưỡn ngực, vươn thẳng tay, chân và cổ.

–              Giúp bé gia tăng sự tự tin. Ở lớp học múa Ballet nâng cao, bé được tự do thể hiện khả năng của bản thân; tự do thể hiện đam mê của mình thông qua các bài biểu diễn cá nhân. Thầy cô và các bạn ở lớp, luôn luôn dành cho bé sự khích lệ và sự tôn trọng tuyệt đối.

Tìm hiểu về múa Ballet nâng cao cho trẻ trên 8 tuổi - hình ảnh 3

 

–            Ballet giúp bé săn chắc các cơ và tạo cho bé sự nhanh nhẹn. Múa Ballet nâng cao là quá trình luyện tập vô cùng bền bỉ. Đòi hỏi sự phối hợp hơi thở trong suốt trình quá trình múa. Khi bé thực hiện các cú squat; các cú nhảy hay những cú xoay mình; bé sẽ học được cách sử dụng và kiểm soát trọng lượng cơ thể; từ đó giúp bé tăng thêm sức dẻo dai cho các phần trung tâm và phần dưới của cơ thể.

–              Các bài tập trong lớp học múa Ballet nâng cao giúp bé đốt cháy calo. Tập múa Ballet nâng cao giúp bé đốt cháy rất tốt một lượng lớn calo dư thừa mà các bé đã nạp vào cơ thể. Khoảng từ 400 đến 600 calo trong mỗi buổi tập. Bé cũng sẽ tự ý thức được làm thế nào để mình không bị quá béo trong lớp học; hay làm thế nào trọng lượng cơ thể vừa phải để khi tập các động tác nhảy khó khăn. Điều này, sẽ giúp bé tránh được các bệnh như thừa cân; béo phì,… Thay vào đó, bé sẽ có được dáng người cân đối, uyển chuyển.

–              Giúp chức năng nhận thức của bé sắc bén hơn và nhạy cảm hơn với tác nhân bên ngoài. Tương tự như việc học tập một môn thể thao mới, việc thành thục các động tác trong môn múa Ballet nâng cao cũng thách thức bộ não của bé bằng việc phối hợp làm sao cho các tư thế; động tác đúng như là bé mong muốn. Chính việc tham gia vào chương trình học múa Ballet nâng cao sẽ kích thích cả 2 bán cầu não để phối hợp sử dụng; và hoàn thiện những kĩ năng một cách hiệu quả nhất. Bé sẽ có khả năng cân bằng cơ thể tốt hơn; cũng như phản ứng với kích thích bên ngoài nhanh lẹ hơn.

Tìm hiểu về múa Ballet nâng cao cho trẻ trên 8 tuổi - hình ảnh 4

 

–              Các bài tập của múa Ballet thiếu nhi giúp bé giảm căng thẳng. Những bài nhạc nền nhẹ nhàng, du dương, khiến bé cảm thấy thoải mái và thư giãn. Khi tham gia một lớp múa Ballet nâng cao bé sẽ nói chuyện; chơi trò chơi với các bạn, với thầy cô; sẽ khiến cuộc sống của bé lành mạnh hơn. Đó còn là một cơ hội tuyệt vời để bé kết bạn với những bé khác cùng lứa tuổi với mình; và cùng nhau học tập; chỉnh lỗi cho nhau khiến cả 2 cùng tiến bộ hơn. Bé sẽ có nhiều trải nghiệm chung thật hứng thú với nhau.

 

Làm thế nào để lựa chọn một lớp múa Ballet nâng cao tốt cho bé?

Thứ nhất, môi trường học tập. Bé cần có một môi trường học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ quá trình học tập cho bé. Một trường học có thể tạo cho bé sự thoải mái; vui vẻ; hòa đồng. Là nơi bé có thể tự do thể hiện và nêu lên ý kiến, cảm xúc của riêng mình. Nơi mà bé sẽ được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng.

Thứ 2, giáo viên giảng dạy nên là những người đã tốt nghiệp trường lớp chuyên về múa Ballet. Hoặc đã có bằng cấp, chứng chỉ về nghề dạy Ballet. Vì bộ môn Ballet có một sự sàng lọc rất khắc nghiệt. 

Tìm hiểu về múa Ballet nâng cao cho trẻ trên 8 tuổi - hình ảnh 5

 

Thứ 3, sĩ số không quá nhiều. Tối đa khoảng 12 bé một lớp thì giáo viên mới có thể có thời gian để kèm cặp từng học sinh một. Lựa chọn lớp có sĩ số quá đông sẽ khiến chất lượng học tập của bé bị giảm hơn rất nhiều.

Ba mẹ có thể cùng bé đăng ký học thử trong các buổi học múa Ballet nâng cao để xem liệu các bé có thích bộ môn múa Ballet hay không? Con có hào hứng, vui vẻ trong các giờ học hay không? Con có thích thầy cô giáo dạy mình hay không? Vì việc đam mê một bộ môn nghệ thuật bất kì luôn là động lực để con có thể tham gia môn học đó trong thời gian dài và đạt được những thành tựu nhất định.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *