Những lưu ý khi học đánh đàn Piano
1.Đừng so sánh bản thân mình với người khác
Bạn thấy kỹ năng chơi Piano của người bạn học chung tiến bộ nhanh rõ rệt. Bạn không muốn thua kém bạn bè và cố gắng luyện tập ngày đêm để theo kịp bạn bè. Đừng làm như thế nhé. Khi bạn so sánh khả năng và sự tiến bộ với người khác không giúp bạn đẩy nhanh được tốc độ học tập mà còn khiến bạn cảm thấy càng áp lực. Điều bạn cần quan tâm là chính bản thân của bạn. Bạn đang tiến bộ mặc dù sự tiến bộ này chậm hơn so với người khác. Hãy tự hào về bản thân mình, đôi khi chậm mà chắc.
2. Hãy kiên trì và nỗ lực
Khi mới bắt đầu học đánh đàn Piano bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu bạn không nghe hoặc không chơi được một bản nhạc, hãy cố gắng luyện đi luyện lại nhiều lần cho đến khi có thể nghe và chơi được. Đừng bao giờ bỏ cuộc. Nếu bạn không cảm nhận được một bản nhạc, hãy chia ra thành từng đoạn nhỏ. Bạn hãy chơi thật chậm để cảm nhận rõ đoạn nhạc đó sau đó ghép tất cả các đoạn lại với nhau. Không có việc gì là dễ dàng, bạn nên tìm kiếm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả để mọi thứ trở nên đơn giản hơn.
3. Đọc và nhớ các nốt nhạc, ký hiệu âm nhạc
Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều đối với việc đọc bản nhạc khi học đánh đàn Piano. Việc học thuộc các ký hiệu âm nhạc sẽ giúp bạn phát triển khả năng tư duy và sáng tác trong quá trình học đánh đàn Piano.
4.Nắm vững kiến thức nhạc lý và luyện tập cảm âm
Khi học đánh đàn Piano, bạn cần nắm vững những kiến thức nhạc lý như là:
- Đọc nốt nhạc, nhớ hợp âm, biết rõ trường độ nốt nhạc, các kiểu nhịp phách phổ biến, biết đọc sheet nhạc
- Tập luyện ngón và chơi những bản nhạc đơn giản cho đến khi có thể kết hợp 2 tay thành thạo
- Khi chơi Piano cảm âm, bạn không dựa vào sheet nhạc mà dựa vào hợp âm để chơi. Khi học đánh đàn Piano đệm hát sẽ giúp bạn cảm âm tốt, vững nhịp phách, 2 tay kết hợp thường xuyên. Chơi Piano đệm hát, người chơi sẽ sử dụng tay phải để chơi giai điệu và tay trái dùng chơi hợp âm. Còn chơi Piano cảm âm là tay phải bạn sẽ đàn giai điệu, chứ không còn dậm nhịp đệm hát, còn tay trái thì hầu như là giống đệm hát.
5.Học đánh đàn Piano, tìm hiểu đa dạng các loại nhạc và các loại phong cách âm nhạc
Việc tìm hiểu nhiều loại nhạc và phong cách âm nhạc sẽ giúp kỹ năng chơi đàn của bạn tốt hơn và bạn có thể mở rộng và sáng tạo ra nhiều phong cách cho bản thân hơn. Việc này sẽ không ảnh hưởng gì đến định hướng và phong cách âm nhạc mà bạn đang theo đuổi. Nếu bạn muốn đi theo dòng nhạc cổ điển, thì việc tìm hiểu dòng nhạc hiện đại sẽ giúp bạn mở rộng thêm nhiều kiến thức. Không những vậy bạn có thể áp dụng, sáng tạo những điều mới lạ ở dòng nhạc này vào dòng nhạc khác.
6.Lưu ý đến việc trao đổi học tập trên mạng xã hội
Nếu bạn muốn mọi người góp ý để bạn cải thiện hơn, hãy tìm kiếm những hội nhóm đáng tin cậy. Những hội nhóm này phải là những bạn biết chơi Piano và sẵn lòng chỉ dạy cho các bạn khác. Mạng xã hội rất phức tạp và không phải ai cũng góp ý một cách thiện chí, chân thành. Nếu bạn đăng một video nhờ góp ý nhưng số lượng người chê bai kỹ năng của bạn nhiều hơn người chỉ bảo. Điều này sẽ khiến tinh thần của bạn tuột dốc và mất rất nhiều thời gian để ổn định lại. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ càng trước khi đưa video lên mạng đặc biệt là Youtube.
7. Hãy chơi thật chậm khi bắt đầu học đánh đàn Piano
Khi mới học đánh đàn Piano bạn nên chơi thật chậm sau đó tăng tốc độ lên từ từ. Việc chơi chậm sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ nốt nhạc cũng như phát hiện được sai sót trong quá trình chơi. Bạn chỉ nên chơi ở tốc độ nhanh khi bạn đang học nâng cao và đang ở rất gần với trình độ chuyên nghiệp.
Nếu bạn có bàn tay nhỏ hoặc ngón tay ngắn thì có thể gặp khó khăn khi chơi trên một cây đàn Piano tiêu chuẩn. Bạn nên chọn mua một cây đàn với bàn phím nhỏ hơn. Bạn có thể xem xét các dòng đàn Piano điện của Yamaha, Casino.