Tác giả: Hồng Phượng
19 Jun 2021
761 views

Cho bé học piano: Những lý do khiến bé từ bỏ chơi loại nhạc cụ này

Học chơi một loại nhạc cụ nào đó thì không hề khó những cũng chẳng dễ dàng gì nếu như bạn không có niềm đam mê và sự kiên trì. Hình ảnh người nghệ sĩ dương cầm tự tin lả lướt đôi tay trên những phím đàn piano là mơ ước của nhiều người, tuy nhiên thực tế không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và điều kiện để thực hiện ước mơ đó. Có rất nhiều bé từ bỏ việc học piano với một số nguyên nhân sau đây:

1. Cho bé học piano – Học piano khó

Bất kỳ phụ huynh nào khi quyết định cho bé học piano đều mong muốn sẽ sớm chơi được những bài nhạc yêu thích, ngồi trước đàn và di chuyển đôi tay một cách thuần thục. Tuy nhiên, để tạo được những giai điệu hay ho như những nghệ sĩ thực thụ đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình dài luyện tập và trao dồi kiến thức.

Vào giai đoạn đầu cho bé học piano trẻ thường rất thích khi làm quen với đàn, nghe những âm thanh thú vị phát ra từ cây đàn và tập những nốt cơ bản. Nhưng sau đó bé phải tập những bài tập luyện ngón đòi hỏi nhiều kỹ thuật, song song với học và ghi nhớ lý thuyết âm nhạc. Đây là cột mốc khá quan trọng mà chỉ những ai thực sự có đủ đam mê và kiên nhẫn mới có thể tiếp tục lộ trình.

Giai đoạn vỡ lòng bé chỉ có thể chơi được những bản nhạc thiếu nhi, trích đoạn các tác phẩm được biên soạn ở mức độ căn bản. Tất nhiên điều này sẽ không làm thỏa mãn những phụ huynh và bé với mong muốn đạt được mục tiêu sớm, do đó bé cần có sự kiên trì và chăm chỉ luyện tập. Học piano hay bất cứ môn học nào thì cũng cần có thời gian, không thể quá nóng vội.

Cho bé học piano: Những lý do khiến bé từ bỏ chơi loại nhạc cụ này - hình ảnh 1

2. Cho bé học piano – Tốn chi phí

Nếu so sánh với những bộ môn phổ biến khác như guitar, ukulele hay sáo trúc thì sự đầu tư cho piano không hề nhỏ. Một chiếc đàn piano thì không hề rẻ chút nào. Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu đàn giá rẻ nhưng nó cũng có rất nhiều nhược điểm và vẫn chưa thuyết phục đối với nhiều người.

Ngoài việc đầu tư đàn, ba mẹ cũng bỏ ra một khoản tiền lớn để đóng học phí khi cho bé học piano tại các trung tâm âm nhạc. Các khóa học thường bao gồm 3 tháng và học phí được thanh toán định kỳ theo mỗi quý. Đây là lý do chính khiến đàn piano không tiếp cận được với nhiều người.

Nhiều phụ huynh lựa chọn mua cho bé đàn đã qua sử dụng để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên những cây đàn piano đó sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro về chất lượng. Trong khi một cây đàn piano cũ bị mất giá và hao mòn theo thời gian thì một cây đàn mới tinh lại vượt trội hơn về kiểu dáng và công nghệ.
 
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều ba mẹ cũng chọn hình thức học piano online và tự học piano tại nhà. Điều này không chỉ làm giảm chi phí mà còn làm chủ được thời gian, nhưng nó cũng có nhiều nhược điểm so với học tại trung tâm. Rõ ràng khi cho bé học piano ở trung tâm thì bé có thể tập trung hơn và tiến độ học tập cũng nhanh hơn.
 

Cho bé học piano: Những lý do khiến bé từ bỏ chơi loại nhạc cụ này - hình ảnh 2

3. Cho bé học piano – Không tiến bộ

Cùng tham gia một lớp học nhưng mỗi bé sẽ có tiến độ học tập khác nhau. Có những bạn tiến bộ rất nhanh nhờ có năng khiếu, khả năng cảm thụ âm nhạc tốt trong khi một số bạn lại mất nhiều thời gian hơn cho việc luyện tập.

Điều này khiến cho bé cảm thấy chán nản, mất hứng thú với việc học và không muốn tiếp tục học nữa. Nếu rơi vào trường hợp không có nhiều tiến bộ đáng kể dù đã cố gắng luyện tập, ba mẹ có thể cho bé tạm gác việc luyện tập. Khi bé có được sự hứng thú trở lại thì hãy tiếp tục cho bé học piano, đừng nên từ bỏ hoàn toàn đam mê với chiếc đàn dương cầm, sẽ rất đáng tiếc.

 

4. Cho bé học piano – Không có thời gian

Đôi khi các bé phải dừng các khóa học piano tại trung tâm do bận học các môn văn hóa như toán, tiếng Anh, tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu một người thực sự đam mê điều gì đó, họ sẽ cố gắng dành thời gian cho nó. Do đó, “không có thời gian” đồng nghĩa với việc bé chưa có đủ đam mê với đàn piano.

Hầu hết các bé không say mê với hệ thống bài học và những buổi thực hành gây nhàm chán với sự lặp lại rập khuôn và giai điệu khô khan không hề bắt tai. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có lý do riêng của nó, các bài tập lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ nắm rõ được kiến ​​thức và kỹ năng cơ bản, trong khi các bài tập khó hơn sẽ giúp trẻ học thêm những kỹ thuật mới để chơi được những bản nhạc phúc tạp hơn.

 

Hướng dẫn cách đánh đàn Piano vừa nhanh vừa hiệu quả

5. Cho bé học piano – Không như mong đợi

Nhiều khi ba mẹ và bé xem các nghệ sĩ dương cầm biểu diễn trên sân khấu và khi cho bé học piano cả ba mẹ và bản thân bé đều mong muốn có thể chơi thành thạo như họ. Có mục tiêu rõ ràng để theo đuổi là điều tốt, nhưng kỳ vọng quá cao có thể dẫn đến mất động lực và thất vọng. Để chơi được một cách thành thạo thì phải rất chăm chỉ luyện tập trong suốt một khoảng thời gian dài có khi tới cả năm, mười năm. Vì vậy, bé phải thật sự đủ kiên nhẫn và nỗ lực thì mới đạt tới trình độ như những người nghệ sĩ dương cầm.

 

6. Cho bé học piano – Thiếu động lực

Chơi piano có thể được coi là một sở thích hay là một niềm đam mê tùy thuộc vào mỗi cá nhân và bạn phải cố gắng hết sức để không lãng phí thời gian và những nỗ lực của mình.

Khi cho bé học piano theo lộ trình nghiêm túc, bạn sẽ bắt gặp không ít lần những bài tập khô khan, thậm chí nhàm chán. Nếu không có đủ kiên nhẫn để hoàn thành những bài tập đó, bé sẽ không có nhiều tiến bộ. Vì vậy, ba mẹ phải luôn luôn đồng hành cùng con, khuyến khích và động viên bé. Ba mẹ có thể tạo sự hứng thú trong việc luyện tập cho bé bằng cách để bé tự đặt ra những mục tiêu cụ thể, vừa sức và cố gắng hoàn thành chúng. Đừng ngần ngại tặng bé những món quà yêu thích khi hoàn thành mục tiêu.

 

 

Cho bé học piano: Những lý do khiến bé từ bỏ chơi loại nhạc cụ này - hình ảnh 4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *