Cấu tạo của các nốt trên Piano
Nốt nhạc ở trên khuôn nhạc cho biết tên của từng nốt, tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên dòng kẻ, trên đàn và trường độ (độ dài tiết tấu) của nốt nhạc đó. Mỗi nốt nhạc gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần đuôi nốt.
Phần đầu nốt nhạc cho biết trường độ (dài hay ngắn) của nốt đó: đầu nốt đen thì trường độ ngắn còn đầu nốt trắng thì trường độ dài hơn. Vị trí các nốt nhạc trên dòng kẻ cho biết nốt nhạc bạn sẽ chơi. Thông thường, đầu nốt nhạc sẽ ở trên hoặc dưới năm dòng kẻ và bốn khe nhạc của 1 khuông nhạc. Trong trường nốt nhạc thấp hoặc cao hơn vị trí có sẵn trên khuông nhạc, thì sẽ xuất hiện thêm dòng kẻ phụ, tương đương với dòng kẻ được vẽ đi qua nốt nhạc, ở trên hoặc dưới đầu nốt để xác định tên nốt nhạc.
Thân nốt nhạc là 1 đường thẳng kéo dài lên trên hoặc kéo xuống dưới tính từ đầu nốt nhạc. Hướng của thân nốt nhạc không liên quan tới cách chơi nhạc, việc vẽ thân nhạc hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới giúp đơn giản hóa việc đọc nốt. Theo quy định, vị trí các nốt nhạc trên dòng kẻ thứ tư từ dưới lên (vị trí của nốt Si) đều có thân nốt hướng xuống, những nốt nhạc nằm dưới dòng kẻ vị trí nốt Si (B) có thân nốt hướng lên trên.
Bên cạnh đó, mục đích việc chia nhiều loại đầu nốt (đen và trắng) nhằm cho biết trường độ (độ dài tiết tấu) của các nốt trên Piano, từ đấy người chơi sẽ biết cách đàn các nốt trên Piano với những tiết tấu khác nhau.
Ngược lại, chúng ta có thể rút ngắn khoảng thời gian ngân nốt. Các nốt nhạc nhanh hơn, có đầu nốt màu đen được thể hiện bằng việc có đuôi hoặc không có đuôi tương tự như diễn giải trên, hoặc bằng thanh ngang nối giữa các nốt trên Piano. Mỗi đuôi nốt làm giảm 1 nửa trường độ của nốt nhạc, do đó 1 đuôi đơn bằng 1/2 trường độ của 1 nốt đen và 1 đuôi kép bằng 1/4 trường độ của 1 nốt đen,…
Các thanh ngang cũng như vậy, chúng giúp đọc nhạc rõ ràng hơn và giúp các chú thích ít phức tạp hơn.
Ngoài ra, còn nhiều cách để kéo dài trường độ 1 nốt nhạc. Ví dụ như 1 chấm ở sau đầu nốt nhạc, diễn tả cộng thêm nửa trường độ nốt nhạc đó. Dấu nối có thể được dùng để mở rộng trường độ cho 1 nốt nhạc. Hai nốt cùng cao độ được liên kết với nhau bằng giá trị của cả hai nốt nhạc đó, tương đương việc giữ ngón trên đàn với trường độ của hai nốt nhạc.
Tuy nhiên, tính chất của âm nhạc là không thể cứ liên tục vang lên mãi, do đó chúng ta có các dấu lặng.
Vị trí các nốt trên Piano
Thông thường đàn piano có 88 phím, bao gồm: 52 phím trắng và 36 phím đen. Các nốt trên Piano có bảy ký hiệu tương ứng với bảy nốt nhạc. Ký hiệu các nốt trên piano được quy ước chung như sau:
– Chữ C = Nốt Đô
– Chữ D = Nốt Rê
– Chữ E = Nốt Mi
– Chữ F = Nốt Fa
– Chữ G = Nốt Sol
– Chữ A = Nốt La
– Chữ B = Nốt Si
Phím ngoài cùng bên trái của đàn Piano là phím A, tiếp theo lần lượt là các phím: B – C – D – E – F – G, rồi lại quay về bắt đầu từ phím A.
Các phím trắng luôn nằm cạnh nhau, các phím đen thì được xếp thành nhóm, nhóm hai phím và nhóm ba phím.
Phím trắng nằm ở giữa nhóm hai phím đen luôn luôn là phím D. Nốt G và nốt A là hai phím trắng nằm ở giữa nhóm hai phím đen.
Hy vọng với các chia sẻ trong bài viết “Các nốt trên Piano” sẽ giúp các bạn mới làm quen với đàn Piano nắm được vị trí của phím đàn và có thể nhớ chúng dễ dàng.