Lời mở đầu đọc sách cho trẻ sơ sinh 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi
Đây là bài viết mà mình dành thời gian viết lâu nhất, cứ mỗi lần viết một chút theo độ tuổi phát triển của con mình. Khi mình thấy con trai mình ở độ tuổi vừa lên 8 rất yêu sách, rất đam mê đọc và bàn luận về những cuốn sách dày 200-300 trang vừa đọc xong một cách vui vẻ và đầy hào hứng với các bạn, với ba mẹ, khi việc rèn luyện đọc sách nhiều năm cùng con đã thu được một số kết quả bước đầu thì mình mới có đủ dũng khí viết bài này để chia sẻ với mọi người.
Một em bé yêu đọc sách sẽ đọc ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết là phải có phòng đọc sách riêng hoặc một góc đọc sách thật đẹp thì con mới đọc. Với các em bé yêu sách thì ngay cả khi đã đọc nát hết cả sách trong nhà thì con vẫn có thể tìm thấy niềm vui với việc đọc đi đọc lại những cuốn sách cũ và mỗi lần đọc con còn có thể phát hiện thêm một vài tình tiết mới thú vị nữa.
Tuy hiện nay có rất nhiều file sách nói nhưng cá nhân mình thấy trẻ con rất thích nghe và dễ bị thu hút bởi giọng đọc của ba mẹ, người thân hơn là những giọng đọc thu sẵn bởi vì đó chính là những giọng nói quen thuộc hàng ngày từ những người con yêu quý. Hoạt động đọc sách với con này không những giúp kết nối cha mẹ – con cái với nhau mà còn giúp nuôi dưỡng, vun đắp cho con tình yêu đối với sách vô cùng tuyệt vời.
Nếu hôm nào bận không thể dành được 1 giờ với con, ba mẹ chỉ cần khoảng 30 phút cùng con đọc sách và trao đổi về nội dung đã đọc cũng được để tạo được thói quen đọc sách hàng ngày cho con, nhất là khi con bắt đầu biết nói nhiều một chút, thường từ 15 tháng tuổi trở lên bé đã có thể tương tác tốt hơn với các nội dung vừa đọc trong sách và ngọng líu ngọng lô nói về những gì mình vừa đọc rồi ba mẹ ạ.
Để ba mẹ dễ theo dõi, ở mỗi phần, mình chia bài viết thành các độ tuổi khác nhau để ba mẹ ở tuổi nào thì chỉ cần xem phần đó là được.
Mục lục bài viết đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
- Có thể bắt đầu đọc sách cho trẻ em từ khi nào?
- Làm thế nào để đọc sách cho trẻ từ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi?
- Đọc sách cho trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi thế nào?
- Đọc sách cho trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi thế nào?
- Lưu ý quan trọng khi chọn sách cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi
5.1 Các thể loại sách cho bé từ 0 đến 6 tuổi
5.2 Chọn sách cho bé từ 0 đến 1 tuổi
5.3 Chọn sách cho bé từ 1-3 tuổi
5.4 Chọn sách cho bé từ 3 đến 6 tuổi
- Chọn sách cho bé từ 6 tuổi trở lên là lứa tuổi bắt đầu học đọc, học viết
- Không gian đọc sách cho bé cần đủ ánh sáng
- Ghế đọc sách có tác dụng khiến trẻ có thể ngồi lâu mà không khó chịu
- Chọn kệ sách phù hợp với con
- Cho con tham gia câu lạc bộ đọc sách, đi thư viện hoặc có một nhóm bạn yêu đọc sách
Những buổi tối khi không có sách mới, ba mẹ có thể lên mạng kiếm sách để đọc cho con, kể cho con nghe về tuổi thơ của mình, kể những câu chuyện thật hoặc sáng tạo thêm bớt chút cho li kì nếu ba mẹ có năng khiếu đều được. Với những gia đình không có điều kiện mua sách nhiều, ba mẹ cũng chỉ cần một chiếc điện thoại cũ có 3G là đã có cả một bầu trời sách online có thể đọc cùng con rồi.
Chúc ba mẹ thành công trong việc hình thành thói quen đọc sách cho con mình!
-
Có thể bắt đầu đọc sách cho trẻ em từ khi nào? đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ
Ba mẹ có thể đọc sách, truyện cho trẻ nghe càng sớm càng tốt ngay từ khi con còn trong bụng mẹ.
Theo website whattoexpect.com, thì từ tuần thứ 16 của thai kỳ, em bé bắt đầu nhận biết được một số âm thanh, dễ nhất là tiếng nói của mẹ và từ tuần thứ 24 của thai kỳ, em bé có thể nghe nhiều hơn và có phản xạ lại với âm thanh. Vì vậy, nếu muốn đọc sách hoặc nói chuyện với con, ba mẹ có thể bắt đầu từ tuần 24 của thai kỳ là lúc em bé nghe được tốt hơn và có một số phản xạ với âm thanh một cách rõ rệt. đọc sách cho trẻ sơ sinh
-
Làm thế nào để đọc sách cho trẻ từ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi? đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen sách ehon cho bé 0-6 tháng
Ở giai đoạn từ 0-1 tuổi, đa số bé vẫn chưa biết tự xem sách một mình nên ba mẹ cần đọc sách cho con vào bất cứ thời gian nào rảnh trong ngày hoặc trước khi bé ngủ mỗi đêm.
Theo Thaihabooks, giai đoạn đầu khi trẻ còn nhỏ và mới làm quen với sách thì chỉ cần trẻ tập trung nhìn vài giây hay vài chục giây thôi cũng được. Trẻ có thể cầm gặm hay liếm hoặc giằng lấy lật, hoặc muốn xé cũng được (khi trẻ định xé thì hãy thay bằng tờ giấy hoặc tờ báo) hoặc đôi khi đang nghe đọc giữa chừng là trẻ chán bỏ đi chơi trò khác cha mẹ cũng đừng lấy đó làm thất vọng.
Vì cha mẹ càng kỳ vọng muốn con nghe hết truyện sẽ càng dễ nảy sinh sự thất vọng, tâm trạng người đọc không còn vui vẻ nữa thì tâm trạng người nghe còn tệ hơn nhiều. Chỉ cần trẻ vui vẻ hứng thú với việc tiếp xúc với sách ở giai đoạn đầu này là đạt mục tiêu.
Đọc sách khi con còn nhỏ không quan trọng số lượng mà chỉ cần chất lượng, dù chỉ 1 trang sách hay 1 đoạn truyện ngắn mà bé yêu thích nghe còn tốt hơn bắt bé ngồi yên nghe ba mẹ đọc hết quyển sách trong khi bé chẳng có chút hứng thú nào. đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Ba mẹ cũng có thể mang theo vài quyển sách nhỏ và món đồ chơi yêu thích trong túi đồ đi chơi để khi tới một môi trường lạ lẫm, khi bé có thể quấy vì lạ thì việc tay cầm món đồ chơi yêu thích và được đọc cuốn sách thân yêu sẽ cho con cảm giác an toàn, bình yên hơn.
Ở nước ngoài thì nhà mình hay di chuyển bằng phương tiện xe lửa, đọc sách cho con trên xe lửa cũng khiến bé không quấy khóc vô cớ ở những nơi công cộng.
Ngoài ba mẹ, ông bà, cô chú, anh chị, thầy cô giáo cũng có thể là người đọc sách cho em nhỏ nhà mình để con được đắm mình trong giọng đọc của những người thân yêu từ khi thơ bé.
Các bé vừa nghe đọc sách, vừa được chỉ vào từng hình trong sách để bé dần quen hơn hình ảnh và âm thanh, vừa ngắm những tranh vẽ đầy màu sắc trong sách sẽ có thể khiến bé tưởng tượng được câu chuyện trong đầu mình. Ở giai đoạn này, việc đọc sách cho con cũng giúp con phát triển được vốn từ vựng phong phú cho việc tập nói sau này và nâng cao trình độ đọc hiểu bằng tranh.
Khi ba mẹ đọc sách cho con, tuy con chưa nói lại được nhưng năng lực tưởng tượng của con được bồi đắp liên tục. Khi mình đọc cho con, mình nhận thấy ở một vài trang, mắt con sáng lên, cười tủm tỉm, ê a như đọc hoặc hát hoặc thi thoảng có trang sách đọc về bạn bé không được ăn cơm là con rơm rớm nước mắt bày tỏ sự cảm thông đối với nhân vật. Điều này càng giúp mình tin tưởng là dù không biết nói, con vẫn có thể nhận biết được những gì ba mẹ đang đọc cho mình nghe.
Ở độ tuổi này, bạn chỉ cần đọc chậm, diễn cảm đều đặn hàng ngày, hình thành thói quen đọc sách cho trẻ là đã thành công bước đầu trong việc hình thành niềm yêu sách nơi con rồi.
-
Đọc sách cho trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi thế nào? đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Ở độ tuổi này, bé đã ngồi vững và có thể tự ngồi đọc một mình khi ba mẹ bận. Lúc này, ngoài việc ba mẹ, người thân đọc cho con sách trong ngày và trước khi đi ngủ thì con cũng có thể đọc lại những quyển sách này trong khi người lớn đang bận làm việc khác.
Ở giai đoạn này, ba mẹ vẫn chỉ vào từng hình trong sách trong khi đọc cho tới khi con có thể theo kịp hình trong sách là không cần chỉ vào hình trong sách nữa.
Ba mẹ có thể bật sách Audio cho con nghe ở giai đoạn này bằng cả tiếng mẹ đẻ hoặc một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nếu ba mẹ muốn con chịu khó lắng nghe sách bằng một ngôn ngữ khác trong khi ba mẹ không biết ngôn ngữ đó thì cần tìm được những cuốn sách song ngữ để có thể giải thích thêm cho con.
Giọng đọc sách cho con cần đọc thật chậm, diễn cảm thật sinh động với các tình huống trong sách như vui, buồn, hờn, giận, sợ hãi…vì trẻ có thể qua giọng đọc của người lớn để nắm bắt được câu chuyện trong sách đang kể với mình. Nếu một số câu chuyện có các từ ngữ quá khó, ba mẹ có thể vừa đọc vừa giải thích thêm về nghĩa của các từ đó cho con.
-
Đọc sách cho trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi thế nào? đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Ở độ tuổi này, các bé không còn thói quen xé sách hay vẽ lung tung vào sách như khi còn nhỏ nên ba mẹ có thể mua các quyển sách giấy mỏng cho con.
Khi ba mẹ bận việc, con có thể tự ngồi đọc lại một số cuốn sách đã được ba mẹ đọc cho. Một số bé mặc dù chưa biết chữ nhưng cũng đọc líu lo hẳn một cuốn sách 10 trang y hệt như em bé biết chữ vì con đã thuộc lòng cuốn sách này khi nghe người lớn đọc.
Ba mẹ có thể bật sách Audio cho con nghe ở giai đoạn này bằng cả tiếng mẹ đẻ hoặc một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nếu ba mẹ muốn con chịu khó lắng nghe sách bằng một ngôn ngữ khác trong khi ba mẹ không biết ngôn ngữ đó thì cần tìm được những cuốn sách song ngữ để có thể giải thích thêm cho con.
Nhất là ở giai đoạn 3-5 tuổi, khi năng lực nhận biết cao thì các bé sẽ có một chuỗi các câu hỏi bất tận sau khi đọc xong một cuốn sách bất kỳ nếu con có hứng thú. Con hỏi nếu biết thì ba mẹ trả lời, không biết thì có thể cùng con search nội dung con đang hỏi, như vậy ba mẹ cho con biết được một điều vô cùng bình thường là ba mẹ không thể biết được tất cả mọi thứ, còn rất rất nhiều thứ ba mẹ không biết và có thể cùng con thông qua đọc mà tìm kiếm được câu trả lời. Việc tìm kiếm câu trả lời cùng con có ích hơn việc trả lời sai về những điều ba mẹ không biết. Thông qua đó, con sẽ quan sát được lòng yêu thích tìm hiểu những điều hay ho của chính ba mẹ mình.
Giọng đọc sách cho con lúc này có thể đọc bình thường, không cần quá chậm nhưng việc đọc diễn cảm thật sinh động vẫn cần thiết.
Do con đã có thể lí giải được nhiều nội dung phức tạp hơn nên ba mẹ có thể đọc theo đúng nội dung như truyện viết để trẻ tập lí giải nội dung cả câu chuyện.
Đây là giai đoạn con bắt đầu học về chữ viết như bảng chữ cái, đánh vần dần dần, chuẩn bị cho việc học lớp 1 nên ba mẹ nên vừa đọc, vừa chỉ vào chữ. Việc làm này có thể giúp bé ghi nhớ mặt chữ và ý nghĩa của từ ngữ khá tốt.
Tuy nhiên, khi đọc sách cho trẻ, ba mẹ hãy tập trung vào việc tận hưởng câu chuyện và khoảng thời gian chất lượng bên con thay vì cố gắng dạy bé đọc nhiều quá, hãy quan sát thái độ của bé để tìm thời gian vừa đủ để cân bằng giữa việc dạy chữ và đọc sách. Quá tập trung vào việc dạy chữ cái, âm thanh và âm tiết có thể làm giảm sự thích thú khi ba mẹ đọc sách cùng con.
Ba mẹ yên tâm, nếu ba mẹ thường xuyên đọc sách cho con thì tới một lúc nào đó, con sẽ có một vốn từ vựng cực kỳ phong phú và nhận ra được mối liên hệ giữa âm thanh của từ và chữ cái trong các trang sách.
-
Lưu ý quan trọng khi đọc và chọn sách cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Để chọn được những quyển sách hay cho con, ba mẹ nên mở rộng các chủ đề sách dành cho trẻ thật phong phú chứ không đóng khung suy nghĩ bé thì chỉ đọc truyện cổ tích, hay con gái thì chỉ đọc truyện Hoàng tử công chúa mà thôi.
Để chọn sách phù hợp với con thì trong khi ba mẹ đọc sách cho con và quan sát phản ứng của con thì có thể nhận thấy bé nhà mình yêu thể loại sách nào. Không có công thức riêng với trẻ em như cứ là bé trai thì đọc sách về ô tô, máy bay còn bé gái đọc sách về Hoàng tử, công chúa mà mỗi một em bé là 1 cá thể riêng, với sở thích riêng.
Ví dụ như bé trai nhà mình khi dưới 1 tuổi rất thích Flashcard có nhiều màu sắc và không đam mê các loại sách Ehon có hình người bằng Ehon có hình con vật, nhất là khủng long là cực kỳ say mê luôn. Vì vậy khi tìm mua các bộ sách về thói quen hàng ngày, nhà mình đều phải tìm các nhân vật có hình vẽ gần giống khủng long để thỏa mãn đam mê của bạn ấy. Còn bé nhà bạn thì thích những loại sách gì?
Nếu trong nhà hoặc 1 lớp học có nhiều trẻ ở độ tuổi khác nhau thì cần chia các bé ra các độ tuổi để đọc sách theo nhóm, tránh việc đọc chung 1 cuốn sách cho mọi nhóm tuổi sẽ khiến bé ở nhóm tuổi khác không hợp tác hoặc buồn chán.
Các độ tuổi cần chia ở dưới là độ tuổi của trẻ chưa biết đọc, nếu nhà có bé biết đọc thì ba mẹ có thể nhờ anh chị đọc cho em bé:
– 0-1 tuổi
– 1-3 tuổi
– 3-5 tuổi
Ba mẹ có thể kết hợp các hoạt động khác làm cho việc đọc sách cùng con trở nên thú vị hơn như:
– Chơi trò hỏi đáp, dự đoán về câu chuyện, về những gì đã đọc trong sách và chỉ chơi khi con có hứng thú mà thôi. Có một điều mình nhận ra khi chơi trò chơi này là câu hỏi sai con mới thích còn hỏi câu hỏi toàn đúng hết thì con sẽ chán ngay. Ví dụ, khi mình kể bạn chó đi bằng 3 chân về nhà là cu con nhà mình hồi 3-4 tuổi hí hửng chỉnh mẹ ngay “bạn chó có 4 chân mẹ ơi”
– Chơi trò giả tưởng nếu con là nhân vật này thì con sẽ làm gì và cho con cùng bạn chơi trò chơi phân vai các nhân vật trong truyện.
– Triển khai vẽ tranh, cắt dán khung cảnh trong, nhân vật trong sách.
– Xem phim chuyển thể từ quyển sách mới đọc
5.1 Các thể loại sách cho bé từ 0 đến 6 tuổi đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Sách Ehon là sách có nhiều tranh minh họa cho trẻ
Ehon là danh từ của Nhật chỉ những truyện cho trẻ nhỏ thường là trước khi đi học hoặc dưới 10 tuổi và được viết từ những câu truyện ngắn có tranh minh họa dành cho thiếu nhi chủ yếu lứa tuổi dưới 10 tuổi.
Sách Ehon của Nhật vốn dĩ là rất dễ thương và thân thiện với trẻ, từ ngữ cũng chuẩn xác và nhất là tình huống trong sách luôn được xử lí rất phù hợp nên ba mẹ có thể chọn sách Ehon mua đọc cho con.
Một điểm rất quan trọng là không chỉ những truyện Ehon của Nhật bản mới được gọi là Ehon mà rất rất nhiều truyện có tranh minh họa phù hợp với độ tuổi của bé cũng đều có thể được gọi là Ehon.
Trong các cuốn sách tranh này, các bé được học về những thứ có trong cuộc sống xung quanh, các địa điểm con có thể tới như nhà trẻ, trường học, công viên, vườn bách thú, siêu thị, bệnh viện, đi biển..các thói quen sinh hoạt hàng ngày, chào hỏi, ăn cơm, cầm thìa, uống nước, đánh răng, rửa mặt, tắm gội đầu để không bị cay mắt,…
Bé cũng có thể học về cách đối xử với người khác như ngoan, lễ phép với người lớn (bác gấu, bác voi… trong sách), học cách nói từng từ và từng câu, cách kết bạn và chơi với bạn, … với từng câu chuyện có các vấn đề giống y như thực tế và trẻ thông qua lời kể trong truyện để tự tìm thấy bài học kinh nghiệm cho mình.
Flashcard
Flashcard: Ngoài Ehon thì Flashcard với những tấm thẻ hình lớn cũng rất có ích với trẻ em từ 0-1 tuổi. Với các bé từ 1-3 tuổi thì sẽ thích các truyện phức tạp hơn là các thẻ Flashcard thông thường, chính vì vậy mà nhiều tập Flashcard hay ghi ngoài bìa + 3 tháng hoặc + 6 tháng chứ không có nhiều tập Flashcard ghi +2 tuổi chẳng hạn.
Tuy nhiên, khi trẻ đang học 1 ngôn ngữ mới thì thẻ flashcard này có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau để học từ mới chứ không dùng như sách cho trẻ 0-1 tuổi trong trường hợp này.
Có rất nhiều bộ Flashcard và bé nhà mình mê nhất là các bộ Flashcard của nhà xuất bản Usborne, các bộ Flashcard sản xuất tại Việt nam nhưng size lớn, tấm bìa dày và hình vẽ với nhiều màu sắc phối đẹp. Khi bé chưa biết chữ thì sách tiếng Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn… đối với bé là như nhau, miễn ba mẹ biết ngôn ngữ này là có thể đọc được cho con.
Flashcard có thể về màu sắc, trái cây, rau củ, nhà, các phương tiện giao thông hay các con vật trên rừng, dưới biển…
Từ điển bằng hình ảnh
Có rất nhiều loại từ điển bằng hình ở dạng 100, 500, 1000… từ đầu tiên cho trẻ em với những mô tả từ vựng bằng màu sắc rất đẹp và bắt mắt có thể khiến trẻ thích thú. Từ điển bằng hình thường có ích với trẻ em từ 0-1 tuổi.
Các loại từ điển cũng giống như Flashcard, có thể dùng để học một ngôn ngữ khác cho trẻ lớn hơn 1 tuổi.
Chủ đề từ điển bằng hình trong thị trường cũng vô cùng phong phú, từ con vật hoang dã, con vật nuôi ở nhà tới tên của các em bé của các mẹ động vật như con voi con là gì, chó con là gì… tới những từ điển bằng hình về trái cây, hoa, cây cối, nhà cửa, phương tiện giao thông ô tô, xe máy, xe lửa…
5.2 Chọn sách cho bé từ 0 đến 1 tuổi đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Con rất thích màu sắc tương phản nhau nên ba mẹ cần mua những quyển sách có màu sắc sặc sỡ. Một số bé nhỏ dưới 3 tháng tuổi bố mẹ có thể chọn màu đỏ, đen có sự đối lập màu sắc cũng được.
Nếu có điều kiện mua những quyển sách có các bề mặt với độ nhám khác nhau như các cuốn sách có dán thêm lông của các con vật để con vừa đọc, vừa sờ vào sách thì sẽ khiến con vô cùng thích thú.
Tuy nhiên, do con chưa biết bảo quản sách nên giai đoạn này sẽ nhiều bé xé sách trong lúc chơi. Vì vậy, ba mẹ có thể mua những cuốn sách vải hoặc sách bìa cứng, mỗi trang đều có phủ nilon ở bề mặt để con có thể thoải mái chơi với sách mà không sợ bé làm hỏng.
Nội dung các cuốn sách này không cần quá phức tạp về tình tiết trong truyện nên sách trong lúc này chỉ cần cung cấp cho con về từ vựng khi xem các bức tranh trong sách là được. Các hình trong sách cần thật to cho con dễ xem.
Các bé có thể chọn sách Flashcard, Ehon, từ điển bằng hình trong giai đoạn này.
5.3 Chọn sách cho bé từ 1-3 tuổi đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Bé bắt đầu có thể phát triển các mối quan tâm phức tạp hơn nên ở giai đoạn này, ba mẹ cần tìm các cuốn sách có nội dung câu chuyện càng giống các tình huống con tiếp xúc hàng ngày càng tốt. VD như Con đi chơi sở thú được ngắm con voi ra sao, con đánh răng buổi tối để con sâu không cắn con thế nào, con đi ô tô công viện chơi gặp rất nhiều bạn thì con chào bạn ra sao…
Một số cuốn sách cũng giúp cho việc hình thành những thói quen tốt cho con. VD như các cuốn sách viết về bạn bé bỏ bỉm mà không bị tè dầm vì biết gọi người lớn, bạn bé ăn xong biết đánh răng rất ngoan hay bạn bé ăn được rất nhiều rau và trái cây chứ không chỉ ăn thịt, cá…
Một số bé còn bắt chước những hành động của các nhân vật trong sách. Ví dụ bé nhà mình sau khi đọc Peppa pig thấy các bạn thích đi ủng và nhảy chơi trong vũng nước khi trời mưa nên cũng làm y hệt. Điều này là hết sức bình thường vì con lúc này đã không phải chỉ nghe 1 chiều nữa mà bắt đầu mô phỏng những gì mình biết, nghe, quan sát được cả trong sách và đời sống hàng ngày.
Ở độ tuổi này, khả năng lí giải ngôn ngữ của bé chưa cao nên trong lúc đọc, nếu thấy từ ngữ nào quá khó hay trừu tượng để trẻ có thể hiểu được thì vừa đọc, ba mẹ có thể giải thích thêm theo một cách dễ hiểu hơn cho con hoặc có thể thêm thắt vào các từ ngữ, biểu cảm hoặc thay đổi tên các nhân vật đang đọc thành tên con và bạn bè của con để tăng sự hứng thú cho bé.
Sự việc càng liên quan tới đời sống hàng ngày thì con càng thích thú hơn nên ba mẹ có thể tìm các chủ đề càng gần gũi với con càng tốt. VD: Cuối tuần nhà đi chơi sở thú thì cho con đọc sách về các bạn voi, bạn khỉ, bạn hươu cao cổ,… mà con sẽ gặp hoặc vừa gặp để con có sự liên hệ rõ ràng giữa những gì viết trong sách và những gì con nhìn được, sờ được.
Tuy nhiên các câu chuyện cần ngắn vì câu chuyện quá dài có thể khiến trẻ nhanh chán, không hợp tác lắng nghe hay đọc lại khi chơi một mình.
Các bé có thể chọn truyện Ehon trong giai đoạn này, có một ít số bé vẫn thích Flashcard nhưng không nhiều.
5.4 Chọn sách cho bé từ 3 đến 6 tuổi đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Do con đã có thể lí giải được nhiều nội dung phức tạp hơn nên ba mẹ có thể mua những sách Ehon (vẫn là sách minh họa bằng tranh) có nội dung truyện hoàn chỉnh để trẻ tập lí giải nội dung cả câu chuyện, tình tiết trong truyện.
Flashcard hay từ điển hình ở giai đoạn này không phù hợp với trẻ, trừ khi con dùng để học ngoại ngữ mới.
Có rất nhiều cuốn sách dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên ở cuối sách còn có phần puzz để con nâng cao khả năng đọc hiểu với những câu hỏi ở dạng: xếp thứ tự bức tranh cho sẵn theo mạch truyện, cho hình sẵn và đưa ra đáp án đúng/sai. Tìm điểm khác nhau, tìm từ bị sai trong câu.
Tuy nhiên, nếu trẻ hứng thú trả lời thì ba mẹ hỏi tiếp, đừng thực hiện kiểu đọc xong là phải kiểm tra ngay lại xem trẻ có nhớ toàn bộ nội dung không như kiểu “tra bài” với những câu hỏi như “con có nhớ nội dung truyện kể gì không”, “có nhân vật nào nhỉ, nhân vật ấy làm cái gì nhỉ…” bởi như thế sẽ gây áp lực tâm lí cho trẻ, khiến trẻ không còn hứng thú với việc đọc sách cùng ba mẹ nữa.
Hiện nay, vẫn có rất nhiều tranh luận là nên cho bé học chữ sớm hay không. Theo quan điểm cá nhân, mình thấy việc cho học chữ sớm hay muộn từ khi trẻ 4 tuổi là tùy từng bé, có bé thích học chữ sớm, có bé thích học chữ muộn.
Ví dụ, trẻ em Hà lan bắt đầu học chữ từ 4 tuổi trong khi hầu hết các nước khác đều học chữ từ 6 tuổi chẳng hạn. Ở Việt nam, bé từ 6 tuổi vào lớp 1 sẽ được học chữ chính thức.
Trong điều kiện nhà mình phải dạy 1 em bé đa ngôn ngữ nên mình chọn cho con học đọc tiếng Việt là ngôn ngữ đầu tiên để học từ 4.5 tuổi, sau đó mới là ngôn ngữ khác năm 6 tuổi để con đỡ bị rối, nhầm lẫn khi không giỏi một ngôn ngữ nào mà phải học đọc cả mấy ngôn ngữ cùng 1 lúc và đó chỉ là một lựa chọn cá nhân của nhà mình mà thôi.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã rất mê những câu chuyện mang tính hành động, phiêu lưu, bí hiểm, tưởng tượng như các câu chuyện trong Truyện cổ Grimm, “Alice ở xứ sở thần tiên”, các truyện dài Doraemon, Mít đặc và biết tuốt, Buratino…Peppa pig và vô số những cuốn sách khác có kí hiệu +3 tuổi trên thị trường. Vì vậy, ba mẹ hãy mua những cuốn sách này trẻ được thỏa mãn trí tò mò và ham muốn hành động của con nhé!
-
Chọn sách cho bé từ 6 tuổi trở lên là lứa tuổi bắt đầu học đọc, học viết đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Trẻ biết đọc sách từ sớm có khá nhiều lợi thế hơn so với các bạn vì con có thể đọc chữ và hiểu được những gì mình đọc tốt hơn. Hiểu được những điều mình đọc sẽ giúp con có thể tiếp xúc với những tri thức mới, và càng trở nên yêu thích sách nhiều hơn.
Từ những trải nghiệm con được biết thông qua những cuốn sách con đọc, con có thể tự tìm thấy được cái mình yêu thích và thay đổi cuộc đời, ước mơ của con nữa.
Nói thật là đôi khi người lớn chúng ta ở độ tuổi 40, 50 còn chưa tìm thấy mình cần gì, mong muốn gì và mơ ước gì nữa kia.
Thông thường, ở Việt nam, 6 tuổi con sẽ vào học lớp 1 và chính thức học đọc, học viết nên sau 1 năm là khi 7 tuổi con có thể đọc tốt và nhận biết được các mặt chữ và đây cũng chính là giai đoạn con chuyển từ đọc sách tranh sang sách nhiều chữ (sách phân chương). Một số bé học đọc sớm hơn thì từ 6 tuổi con đã đọc được hết các mặt chữ rồi.
Việc này cần một bước đệm từ từ chứ không làm khẩn cấp quá khiến con bị sốc. Quy tắc chuyển tiếp này cũng khá đơn giản và áp dụng với mọi bé đều như nhau.
Khi con bắt đầu biết đọc ở lớp 1, ba mẹ sẽ phân loại tủ sách cũ của con theo công thức từ sách ít chữ tới sách dần dần có nhiều chữ hơn và cho phép con đọc lại tủ sách cũ của mình theo đúng thứ tự này.
Với cách phân loại này, bé sẽ có thể tăng dần vốn từ và hiểu về tính phức tạp của các câu thoại cũng như nội dung câu chuyện và kéo dài khả năng tập trung.
Khi tủ sách đều là những cuốn sách con đã được ba mẹ đọc cho khi còn nhỏ phân chia lại để đọc sẽ không làm con quá bỡ ngỡ, lo lắng. Bây giờ, mỗi tối thay vì ba mẹ đọc sách cho con thì gia đình thay đổi lại thứ tự là con đọc sách cho ba mẹ nghe.
Mỗi khi thấy con không nhớ, không biết chữ nào thì ba mẹ có thể giúp con sửa dễ dàng và hứng thú hơn so với việc cứ tập viết đi viết lại chữ đó trong vở học ở trường.
Sau khi con đã hoàn thành tủ sách cũ của mình, ba mẹ bắt đầu giới thiệu với trẻ một “cấu trúc” sách mới, khác với các cuốn sách tranh (picture book) mà trẻ vẫn đọc, đó là các cuốn sách có phân thành các chương nhỏ hoặc chia thành các tập nhỏ.
Mỗi chương/mỗi tập sách có thể là một câu chuyện độc lập nhưng vẫn có kết nối giữa các chương với nhau.
Khi đọc sách ở dạng phân chương – bộ truyện dài với cốt truyện phức tạp, nhiều tình tiết với nhiều thông tin, dữ liệu, cao trào hơn thay vì chỉ một cốt truyện liền mạch từ đầu đến cuối như sách tranh, bé sẽ hình thành được tư duy logic cho mình trong quá trình đọc cũng như cách tổng hợp dữ liệu phục vụ cho việc học của bé tốt hơn.
Và cũng bắt đầu từ truyện phân chương dạng có tranh, và tiến tới nhiều chữ dần lên và cuối cùng là con có thể thoải mái đọc truyện chữ in đen trắng một cách đầy hứng thú chứ không nhất thiết phải là truyện có tranh màu như trước.
Có một số sách mà nhiều gia đình cho các bé bắt đầu tập đọc sử dụng vừa ít chữ, vừa có nhiều cuộc phiêu lưu phù hợp với trí tưởng tượng của trẻ nhỏ là bộ Doraemon hay bộ Những chuyện kể của Thorton Bugess. Với các bé trai yêu đá bóng có các bộ sách như Tsubasa…
Sau khi con đọc tốt hơn một chút, ba mẹ có thể chọn cho con một số bộ sách như: Vòng quanh thế giới, Nhật ký của cú nhỏ – Rebecca Elliott, bộ nhật ký chú bé nhút nhát (Diary of a Wimpy Kid), Chronicles of Narnia, Horrid Henry, bộ truyện của Dr. Seuss, Big Nate, Boxcar Children, Kính vạn hoa của nhà văn Nguyễn Nhật ánh, Brave Kitten, Junie B. Jones, Tiệm sách cơn mưa, Nate the Great, Charlotte`s Web, Rainbow Magic, The Magic Tree House, A to Z Mysteries, The Lemonade War, Roald Dahl Collection, , Tales of Fourth Grade Nothing, My naughty little sister, Where is? Who was? Who is?, Harry potter
Ngoài các bộ sách theo chương, cũng có một số đầu sách lẻ khá hay như: Tôtto chan bên cửa sổ, Heidi, Anna tóc đỏ, Tôi đi học, dế mèn phiêu lưu kí, con mèo dạy con hải âu bay, chuyến phiêu lưu kì diệu của Edward Tulen, Lũ trẻ ở làng ồn ào, chiến binh cầu vồng, lũ trẻ đường ray, dế mèn phiêu lưu ký, chiến dịch thoát lười, Pippy tất dài, cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn, Chiếc chìa khóa vàng hay là chuyện li kì của Buratino, những cuộc phiêu lưu của Tom sawyer, cuộc đời của Pi, truyện cổ tích Grimm, Truyện cổ Andersen,…
Tủ sách vàng có vài đầu sách hay như tập thơ Trần Đăng Khoa, Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô, Đất rừng phương Nam, Hoàng tử nhỏ và chú bé nghèo khổ chứ Bỉ vỏ theo mình thấy là không hợp với trẻ con một chút nào. Vì vậy, khi đi mua các bộ sách kiểu tủ sách vàng, ba mẹ nhớ xem hết từng quyển trước khi chọn cho con để đảm bảo nội dung phù hợp với lứa tuổi của con mình.
Một số sách dạng Bách khoa tri thức về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống tùy từng sở thích mỗi bé mà ba mẹ có thể lựa chọn như bách khoa về địa lý, lịch sử, khủng long, khí hâu, động vật, tàu hỏa, máy bay, thể thao, các nền văn minh thế giới…
Nếu ba mẹ đã dành thời gian đọc sách cho con hàng ngày từ nhỏ thì mình có thể khẳng định chắc chắn tới 90% là bé nhà bạn đã là một em bé yêu mến sách rồi.
Khi bé có thể tự ngồi để đọc sách (không nhất thiết phải biết chữ, chỉ cần ngồi cầm sách tự đọc tranh cũng được), ba mẹ có thể phát triển niềm yêu thích đọc sách, tạo một môi trường thoải mái cho bé tự đọc trong thời gian dài hơn khi chuẩn bị: không gian/ góc đọc sách cho bé, ghế đọc sách với kệ sách phù hợp…
-
Không gian đọc sách cho bé cần đủ ánh sáng đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Phải nói rằng bé có thể đọc sách ở bất kỳ đâu, miễn là đủ ánh sáng (ánh sáng đèn điện hay gần cửa sổ) và độ yên tĩnh ở mức độ chấp nhận được đối với từng bé.
Nếu góc đọc sách gần cửa sổ, bé có thể dành thời gian đọc sách vào ban ngày hoặc phòng có đèn ở giữa trần nhà chiếu sáng cho cả phòng nhưng ba mẹ vẫn cần trang bị thêm đèn bàn/ đèn đọc sách riêng để con có thể đọc trong điều kiện đủ sáng hơn.
Nếu nhà không có điều kiện tạo một không gian riêng biệt cho con đọc sách thì bàn học của con có thể là góc đọc sách, một cái ghế ngồi kê cạnh kệ sách cũng hình thành được 1 góc đọc sách lý tưởng cho con.
Một ví dụ khác khi nhà có cửa hàng bán hàng và liên tục có khách ra vào, thì đương nhiên ba mẹ sẽ không thể giữ yên lặng tuyệt đối cho trẻ trong lúc đọc.
Tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể để 1 góc nhỏ xíu chứa vài cuốn sách trong 1 cái giá sách bằng hộp giày tự chế, một cái ghế dựa phù hợp với độ tuổi của con, 1 cái đèn bàn đủ sáng cho cái góc nhỏ xinh. Chỉ sau một thời gian làm quen, em bé sẽ vui vẻ đọc những cuốn sách thật hào hứng trong góc nhỏ đó của mình.
Và em biết, dù ba mẹ bận nhưng vẫn luôn quan tâm em khi tạo cho em một góc đọc riêng và tối nào trước khi đi ngủ cũng đọc sách cùng em từ nhỏ đến lớn thì em vẫn có thể trở thành một em bé yêu sách như thường.
Nếu có điều kiện, ba mẹ có thể trang bị thêm ghế đọc sách cho bé
-
Ghế đọc sách có tác dụng khiến trẻ có thể ngồi lâu mà không khó chịu đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Ngày nay trên thị trường có rất nhiều kiểu mẫu ghế đọc sách cho bé và cho người lớn với nhiều xuất xứ, chất liệu và màu sắc vô cùng phong phú.
Tuy nhiên, theo mình thì ghế đọc sách điều đầu tiên cần thỏa mãn về mặt chức năng làm sao cho con có thể ngồi thoải mái trong thời gian dài mà không bị đau, mỏi lưng hay không bị mỏi chân, mỏi cổ, ra mồ hôi lưng, mồ hôi đùi.
Trong các loại chất liệu, chất liệu gỗ có đặc tính khá bền vững, không thay đổi và hao mòn theo thời gian, dễ dàng vệ sinh và có thể bày biện trong nhà, ngoài trời đều được đang là chất liệu được ưa chuộng bởi nhiều ba mẹ nhất.
Nếu khi trời nóng, con ngồi trên ghế gỗ sẽ không bị nóng lưng như khi mua ghế ngồi đọc có chất liệu da, và cũng ít đọng lại mồ hôi lưng gây rôm sảy hoặc khiến lưng con bị lạnh, dễ ốm. Nếu như thời tiết trở nên quá lạnh thì con có thể dùng thêm một lớp đệm lót, con sẽ ấm áp hơn.
Nếu ngân sách gia đình không thoải mái thì việc chọn ghế đọc sách chỉ dành riêng cho bé thực sự không quá cần thiết vì trẻ con lớn rất nhanh. Khi bé lớn hơn, cha mẹ lại phải bỏ đi rất phí do người lớn rất ít khi sử dụng được ghế đọc sách cho bé vì sự khác biệt về hình dáng.
Ghế đọc sách cho ba mẹ và bé chỉ cần chọn 1 bộ dùng chung với thiết kế kiểu ghế thư giãn, có lưng ghế gỗ được xếp khéo léo ôm lấy đường sống lưng, có độ bám tùy theo dáng người ngồi là sự chọn lý tưởng cho cả nhà mình.
Có nhiều ghế đọc sách không có chỗ để chân, chân liền với ghế hoặc miếng kệ để chân là mặt phẳng ngang thì trong khi sử dụng mình thấy không tiện lợi lắm do chiều cao của chân bé và chân người lớn khác nhau nên không phù hợp để sử dụng cho cả gia đình có người lớn lẫn trẻ em với các độ tuổi khác nhau.
Chính vì vậy mà sau khi đi tới lui mấy lần, thử hết mấy hàng bán ghế gần nhà thì nhà mình đã chọn được 1 mẫu ghế ngồi đọc có miếng kê chân rời với ghế, miếng kê chân có độ dốc để con và ba mẹ có thể kéo ra kéo vào chân ghế sao cho phù hợp với chiều cao của mình nhất. Sau mấy năm sử dụng, nhà mình và con đều khá hài lòng vì sự tiện dụng và bền của sản phẩm này.
Tất nhiên, nếu gia đình có phòng thật rộng, và ngân sách chi tiêu thoải mái thì cứ mỗi người ngồi 1 ghế và con ở độ tuổi nào thì mua ghế ở độ tuổi đó cho con, dùng một thời gian ngắn sau đó có thể thanh lý hoặc tặng lại cho các bạn bé khác.
-
Chọn kệ sách phù hợp với con đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Cũng giống như ghế ngồi đọc, chọn kệ sách thì điều đầu tiên cần thỏa mãn về mặt chức năng làm sao cho con có thể lấy sách ra, cất sách vào vừa với chiều cao của con để con có thể tự làm mà không cần tới người lớn giúp đỡ.
Nếu không có điều kiện mua kệ sách riêng cho con thì cả gia đình có thể dùng chung một kệ sách chung khi ba mẹ đặt sách của mình ở trên cao, các kệ thấp hơn vừa với chiều cao của con thì cho con để sách của mình.
Một điều tối quan trọng khi nhà có trẻ con là kệ sách cần được bắt chặt vào tường để khi con rung lắc thì kệ không bị đổ vào con gây nguy hiểm cho con.
Thêm vào đó, các phần kệ đựng sách cao hơn con để bố mẹ sử dụng đều được gia đình mình giăng dây kẽm đường kính khoảng 1mm nằm chính giữa chiều cao của các cuốn sách.
Khi giăng dây như vậy, khi không có ba mẹ ở gần, con không bị bất kỳ một cuốn sách nào từ trên cao vừa to vừa nặng rơi trúng mình gây nguy hiểm. Tất nhiên khi giăng dây kẽm thì lúc ba mẹ lấy sách ra vào sẽ mất công hơn một chút, nhưng đối với em bé thì an toàn theo mình vẫn là ưu tiên số 1.
-
Cho con tham gia câu lạc bộ đọc sách, đi thư viện hoặc có một nhóm bạn yêu đọc sách đọc sách cho trẻ sơ sinh đọc sách cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi sách đọc cho trẻ 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi cách đọc sách cho trẻ cách rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sách ehon cho bé 0-6 tháng
Trẻ cần có 1 nhóm bạn cũng thích đọc sách như mình để bình luận, trao đổi về những gì mình đã đọc ở câu lạc bộ đọc sách hay thư viện. Những điều này là vô cùng quan trọng để duy trì sự yêu thích sách của các con.
Ở Kids art and music Saigon, trường có trang bị phòng chơi cho trẻ và một tủ sách có số lượng đầu sách rất lớn cả tiếng Anh lẫn Việt. Vì vậy, một số bạn bé chọn đến sớm hoặc ở lại chơi với nhóm bạn của mình sau khi hết giờ học vẽ và tạo hình, đàn piano, múa bale hay nhảy hiện đại.
Ở những giờ chơi với các bạn này, con có thể cùng chơi, cùng đọc sách, đổi sách cho nhau hay trao đổi về những quyển sách mình đọc đầy hứng thú và hình thanh nên những nhóm bạn nho nhỏ, phù hợp với độ tuổi của con.
Bởi Phương Dung – Vy vy
Những nguồn tham khảo đã sử dụng một phần trong bài:
whattoexpect.com/pregnancy/fetal-development/fetal-hearing
thaihabooks.com/doc-ehon-nao-cho-hieu-qua
kvbro.com/nuoi-con-tai-nhat/tre-cap-1/lam-sao-de-tre-me-doc-sach