Những lợi ích không ngờ khi cho bé tập múa
Có vô vàn lợi ích bất ngờ mà việc tập múa có thể mang lại cho bé mà các bậc cha mẹ chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của việc cho bé tập múa ngay từ những năm tháng đầu đời nhé:
- Ngay từ khi còn nhỏ, nếu các bé được tiếp xúc với bộ môn múa sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong cuộc sống cũng như trong học tập. Ngoài các buổi học trên trường lớp, khi bé tập múa, bé sẽ giảm được những căng thẳng, mệt mỏi. Chẳng những vậy qua các bài nhạc được chọn lựa, các bé sẽ được thư giãn qua các động tác múa nhịp nhàng, uyển chuyển.
- Sau một thời gian tập luyện chăm chỉ, đều đặn các bé sẽ có được một cơ thể dẻo dai, linh hoạt, mềm mại thông qua các động tác được luyện tập thường xuyên, từ đó giảm thiểu các bệnh về xương và khớp cho các bé.
- Đặc biệt với những bé mắc bệnh trầm cảm, ít tiếp xúc, tự ti, e dè, ngại giao tiếp ở nơi đông người,… thì nên cho bé tập múa, vì ở đây bé sẽ được vui chơi với các bạn đồng trang lứa, dễ dàng cho các bé giao lưu và tiếp xúc, cảm nhận thế giới xung quanh, từ đó hạn chế đến mức tối đa việc các bé mắc các bệnh trầm cảm, tự kỉ ở lứa tuổi này.
- Việc cho bé tập múa được xem là phương thức tuyệt vời không chỉ để các bé vui chơi, mà còn giúp cải thiện hệ tim mạch, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tránh nguy cơ mắc các bệnh béo phì. Ngoài ra, một điểm cộng cực lớn là múa hầu như không có rủi ro về mặt chấn thương, hay khó khăn với mọi người và thích hợp với nhiều độ tuổi, nhất là trẻ em.
Độ tuổi nào cho bé tập múa là thích hợp nhất?
Từ 3 đến 4 tuổi là khoảng thời gian thích hợp nhất để các bậc cha mẹ cho bé tập múa tại các trung tâm đào tạo nghệ thuật cho thiếu nhi. Các giáo viên hướng dẫn tại đây sẽ giúp bé bắt đầu làm quen với bộ môn múa bằng những động tác đơn giản: đi chậm, đi nhanh, chạy, dừng lại, nhón chân, chuyển động các khớp, nghiêng người sang phải, sang trái theo đúng nhịp nhạc… Khi các bé đã quen thuộc và thực hiện thành thạo các động tác cơ bản thì các bé sẽ dễ dàng tiếp thu và thực hiện những động tác khó và phức tạp hơn, đòi hỏi sự khéo léo và chính xác cao hơn.
Khả năng tiếp thu, làm quen, nhớ động tác…còn phụ thuộc vào năng khiếu, thiên phú của mỗi bé. Từ 3 đến 4 tuổi cha mẹ đã có thể cho bé tập múa. Cho bé tiếp xúc sớm với nhảy múa thì bé sẽ mau làm quen và não bộ sẽ ghi nhớ, ý thức về bộ môn đó tốt hơn so với các bé khác.
Cho bé tập múa cần lưu ý những gì?
Bộ môn vận động nào khi bắt đầu đều cần phải có một chú ý. Đó chính là nên cho bé khởi động nhẹ trước khi luyện tập. Thông thường nên cho bé khởi động từ 5 – 10p nhưng đối với múa chỉ cần cho bé khởi động khoảng 3 – 5p. Khởi động như vậy bởi vì môn học này rất nhẹ nhàng và phù hợp với trẻ nhỏ, không gây chấn thương khi tập.
Một vấn đề nên lưu ý khi cho bé tập múa, đó là trang phục khi luyện tập. Không nên lựa chọn các trang phục quá bó sát cũng như là các trang phục không thoải mái, không thoáng mát. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến các vận động cũng như toàn bộ quá trình tập luyện của bé.
Trong quá trình luyện tập nên chọn các bài nhạc vui tươi, phù hợp với lứa tuổi của bé và phòng học phải rộng rãi, thoáng mát. Nên cho bé luyện tập vừa đủ sức và vừa đủ tầm, nên có thời gian nghỉ giải lao giữa các động tác. Cho bé giao lưu, tương tác với bạn bè và trò chuyện với bé nhiều hơn để bé cảm thấy thực sự hứng thú và có niềm đam mê với môn học.