Tập vẽ tranh cho bé ở nhà – ba mẹ cần chú ý
Các nghiên cứu cho rằng sự có mặt của bạn khi tập vẽ tranh cho bé là một cách giúp bé rất nhiều. Nghe có vẻ đơn giản nhưng tốt nhất là bạn ngồi cạnh bé, lắng nghe, cho bé thấy bạn hứng thú với tranh bé vẽ khi tập vẽ tranh cho bé . Việc bạn hỏi han hay khen mang tính khuyến khích hành động của bé hơn là quan tâm kết quả bé vẽ. Bạn cũng tránh hỏi bé những câu hỏi đại loại như là “ hình gì đây con”. Bé thực sự buồn và thất vọng nếu bạn hỏi câu hỏi đó vì bé cho rằng bạn chưa thực sự hiểu bé và bức tranh bé vẽ.
Bạn cũng cần chú ý khi tập vẽ tranh cho bé đó là đừng so sánh tranh bé vẽ với một bức tranh vẽ đẹp hơn. Lý do ở đây là: sẽ có hai chiều hướng xảy, bé sẽ cố vẽ sao cho thật giống với bức vẽ đó và nản chí ngay từ giây phút đó.
Điều đó thật không tốt đúng không nào? Vẽ cần sự sáng tạo và đổi mới. Bức tranh mà người vẽ muốn thể hiện là cả một thế giới nội tâm được gửi gắm. Không để vẽ theo một hình mẫu cố định quá nhiều.
Những đánh giá trực tiếp của bạn về tác phẩm tập vẽ tranh của bé có hai xu hướng. Bạn cần chú ý:
Phản hồi tích cực khi tập vẽ tranh cho bé
- “Con yêu thật chăm chỉ. Con đã vẽ thật nhiều dấu chấm trên bức vẽ này”
- “Vẽ bút chì xoay như vậy có thích không con?”
- “Chúng ta sẽ dán tranh của con lên tường để ba về ba có thể xem chúng nhé!”
- “Mình đóng khung bức tranh này nhé con yêu? Nên treo phòng mẹ hay phòng con đây nhỉ?”
Phản hồi kém hiệu quả trong quá trình tập vẽ tranh cho bé.
- “Con vẽ hình con gì vậy?”
- “Con quên vẽ bàn tay cho bức hình này rồi”
- “Con vẽ hình chú chó này giống như Jun vẽ đi”
- “Không con ơi, ông mặt trời màu đỏ mà. Đây, bút chì màu đỏ đây”
Những phản hồi tích cực của bạn sẽ giúp bé cảm thấy tự tin hơn, bé sẽ có hứng khởi để bắt đầu những bức vẽ tiếp theo hơn. Và tất nhiên bạn không nên dùng những lời đánh giá kia cho bức vẽ của bé. Bé sẽ cho rằng: bé vẽ không ổn và mẹ không hiểu bé vẽ gì? Cũng như mẹ không hề quan tâm tới tâm trạng của bé chút nào.
Tập vẽ tranh cho bé khuyến khích sự sáng tạo tiềm ẩn
Bé từ một tuổi đã có hứng thú với việc cầm bút và vẽ nguệch ngoạc trên giấy. Thời gian đầu, có thể đây chỉ là các nét vẽ thanh ngang, thanh dọc. Khi bé bắt đầu lớn dần, bé có khả năng điều khiển các đôi bàn tay linh hoạt và dễ dàng hơn, vì vậy các nét vẽ sẽ dần dần rõ nét hơn. Trên những bức tranh của những bé từ 2 đến 3 tuổi, bạn có thể bắt đầu nhận dạng những hình khối bé vẽ và màu sắc bé thể hiện. Những đường thẳng và chấm bi là những gì dễ thấy nhất trong hầu hết các bức tranh của bé cho đến khi chúng đạt được một mức độ cao hơn để thể hiện các đồ vật, ý tưởng hoặc câu chuyện thông qua nét vẽ.
Bé sẽ phát triển các kỹ năng này một cách tự nhiên và không đòi hỏi sự hướng dẫn của bạn. Nhưng không hẳn là bạn không đồng hành khi bé tập vẽ tranh! Khi lên 3 đến 4 tuổi, bé bắt đầu biết vẽ các hình khối và ghép chúng lại với nhau để tạo những hình đơn giản. Chúng sẽ bắt đầu học tên các loại màu sắc một cách chính xác, hình dạng và thậm chí có thể phân biệt mặt chữ cái. Tất cả những điều mới mẻ này sẽ dần dần được thể hiện trong các bức vẽ và tranh tô màu của bé. Khi nhận thấy con bạn ngày càng tiến bộ hơn, bạn có thể hướng dẫn con cách quan sát và dùng trí tưởng tượng của con để tạo thành những bức vẽ sinh động hơn.
Hội họa giúp con phát triển nhiều kỹ năng một cách hoàn thiện nhất. Vì vậy hãy chắc chắn rằng các mẹ cũng đang tập vẽ tranh cho bé theo một cách khoa học và hiệu quả nhất. Hội họa cần một quá trình dài để hoàn thiện. Hãy giúp bé có một nền tảng tốt để sau này những kinh nghiệm tích lũy được sẽ giúp bé xây thành công nhiều tác phẩm nghệ thuật hơn.