Lợi ích của việc tập múa dẻo
- Tăng tuần hoàn máu, thư giãn tinh thần.
- Bộ não linh hoạt, nhạy bén, hành động nhanh nhẹn hơn.
- Tăng sự dẻo dai của cơ thể, khả năng phối hợp giữa các cơ.
- Mang lại sức đề kháng cho bạn làm việc hiệu quả hơn, sinh hoạt cả ngày mà không cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Nhanh chóng phục hồi năng lượng.
- Mang lại một thân hình đẹp, cân đối và một sức khỏe tốt.
- Tăng khả năng giữ thăng bằng
Chỉ với 10 phút tập múa dẻo mỗi ngày ( giữ khoảng 10 đến 30 giây cho một một tư thế), bạn sẽ cảm thấy cơ thể linh hoạt, dẻo dai hơn và cải thiện được khả năng vận động một cách đáng kể sau một thời gian tập luyện bền bỉ.
Lưu ý: Bạn nhớ dành khoảng 5-10 phút chạy bộ nhẹ hoặc nhảy dang tay chân để làm ấm cơ thể và tăng nhịp tim. Khởi động sẽ làm nóng các cơ bắp giúp dễ dàng hơn khi thực hiện các bài tập chính.
Các bài tập múa dẻo đơn giản
1. Tư thế cúi cong người
Cách thực hiện tập múa dẻo:
- Ngồi trên mặt thảm với chân phải mở rộng sang một bên, gập đầu gối trái vào và lòng bàn chân trái hướng vào bên trong.
- Cúi cong người và nghiêng sang bên phải, sau đó nắm lấy chân phải của bạn bằng cả hai tay.
- Giữ trong tư thế này trong 60 giây, sau đó đổi bên.
2. Tư thế ngồi ếch
Cách thực hiện tập múa dẻo:
- Ngồi xuống thảm với hai bàn chân đặt sát dưới mông và mở rộng hai đầu gối.
- Giữ gót chân trên mặt thảm, nâng mông và đưa hai tay về phía trước dọc theo thảm càng xa càng tốt.
- Từ từ dang rộng hai chân cho đến khi bạn cảm thấy căng ở đùi.
- Giữ nguyên tư thế này trong 2 phút.
3. Tư thế rắn hổ mang
Cách thực hiện tập múa dẻo:
- Nằm úp mặt trên thảm, hai chân dang rộng bằng hông.
- Hai cánh tay co về phía nách, chống tay xuống sàn và thả lỏng vai.
- Sau đó hít vào, chống cánh tay xuống và chuyển trọng lượng cơ thể vào hai bàn tay, nâng cao đầu và ngực, ngửa đầu ra phía sau.
- Giữ tư thế này trong 2 phút.
4. Tư thế úp mặt
Cách thực hiện tập múa dẻo:
- Bắt đầu ở tư thế 4 chân như hình, tay để thấp hơn vai, đầu gối thì thấp hơn hông. Đẩy hai tay về phía trước vài centimet và dang rộng các ngón tay, ấn mạnh lòng bàn tay vào thảm.
- Nhấn mũi chân xuống thảm và từ từ đẩy hông lên, kéo cơ thể thành chữ V ngược, nới rộng hai vai. Hai chân dang rộng bằng hông, đầu gối hơi khuỵu xuống.
- Giữ tư thế này trong 2 phút.
5. Xoay cột sống khi ngồi
Cách thực hiện tập múa dẻo:
Ngồi xuống thảm và duỗi thẳng cả hai chân ra trước mặt. Tiếp theo, uốn cong đầu gối trái lại và đặt khuỷu tay phải của bạn lên trên đầu gối. Chống tay trái ở phía sau lưng và nhìn qua vai trái. Giữ tư thế này trong 60 giây và đổi bên.
6. Động tác cây cầu
Động tác này giúp giãn cơ toàn thân không chỉ tập trung vào phần lưng mà còn có hiệu quả kéo giãn cơ ngực, chân và cơ trung tâm.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu bằng cách nằm ngửa, đầu gối cong 90 độ và bàn chân đặt trên sàn.
- Nhấn cánh tay và lòng bàn tay xuống thảm tập và nâng hông lên cho đến khi cơ thể tạo thành hình cây cầu với đùi gần như song song với sàn.
- Giữ tư thế trong khoảng 5 đến 10 giây, hít thở sâu và sau đó trở lại tư thế bắt đầu. Bạn có thể lặp lại động tác này 3 đến 5 lần.
- Nếu bạn muốn tăng thêm độ khó, hãy tạo tư thế này sau đó nhấc một chân lên, rồi hạ chân xuống và nhấc chân còn lại.
7. Tư thế xoạc ngang
Cách thực hiện tập múa dẻo:
Ngồi trên sàn với tư thế duỗi thẳng chân và dang rộng thành hình chữ V hết mức có thể. Đặt hai tay xuống sàn và cố gắng trượt ra xa, đẩy phần thân trên hướng xuống sàn.
Hãy nhớ rằng chân phải luôn được giữ thẳng, không uốn cong đầu gối. Nếu cơn đau quá nghiêm trọng, hãy rút ngắn chữ V lại ở mức thấp nhất trong khoảng 10 đến 30 giây. Cố gắng tăng mức độ khó sau một giai đoạn tập luyện bằng cách nằm áp bụng và ngực xuống sàn, dang rộng hai chân, càng ngang càng tốt.
Kids Art hy vọng bài tập múa dẻo này sẽ hữu ích cho bạn!
Nguồn ảnh: wikihow.vn