Trẻ học đàn Piano sẽ được rất nhiều lợi ích như
- Kích hoạt sự phát triển toàn diện của não bộ. Não phải cảm nhận giai điệu du dương và sự thư giãn, còn não trái thì nhận biết nốt nhạc và nhịp điệu
- Phát triển hoạt động của tay khéo léo hơn khi trẻ học đàn Piano
- Giảm mức độ căng thẳng, áp lực
- Xây dựng sự tự tin của bạn và kỹ năng giao tiếp ở bé
- Tăng khả năng tập trung
- Có thêm mối quan hệ xã hội
- Thể hiện cảm xúc và tài năng bản thân bằng cách học Piano
Sau đây Kids art sẽ cho ba mẹ một vài lời khuyên hữu ích để tạo động lực cho trẻ học đàn Piano.
1. Hãy đảm bảo rằng bé đủ tuổi để học Piano
Trước khi dạy trẻ học đàn Piano, các giáo viên đều kiểm tra xem bé đã phát triển các kỹ năng hỗ trợ cần thiết chưa. Nếu bé đã biết đọc và viết thì bé sẽ học các kiến thức nhạc lý nhanh hơn. Bé cũng cần có bàn tay khéo léo, linh hoạt và khả năng tập trung. Ngoài năng khiếu thì thể chất của bé cũng rất quan trọng. Như các bạn đã biết, phím đàn cơ rất nặng nên với các bé nhỏ hơn 4 tuổi thì khó có thể bấm được. Giáo viên cần xác định xem tay bé đã tách ngón được chưa? Có thể nhấn vào phím đàn hay không?
Độ tuổi thích hợp nhất để trẻ học đàn Piano là từ 6 tuổi trở lên. Tuy nhiên nếu bé thích và có đam mê với Piano, ba mẹ cũng có thể cho trẻ học đàn Piano khi bé đã được 4 tuổi. Ở độ tuổi này, ba mẹ nên cho bé tiếp xúc với đàn Piano điện hoặc đàn Organ.
2. Xác định thể loại nhạc mà bé quan tâm
Ba mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với đàn Piano và âm nhạc thường xuyên để xác định xem bé thích thể loại nhạc nào và định hướng cho con sau này. Hai dòng nhạc ba mẹ cần xác định là nhạc cổ điển hay nhạc hiện đại. Hãy tự cho bé khám phá những gì bé thích, nó sẽ giúp bé quan tâm hơn đến Piano. Chỉ cần bé thích và có niềm đam mê thì sẽ không dễ dàng để từ bỏ nó. Việc cho bé nghe nhạc từ nhỏ và tập làm quen với âm nhạc là cách tốt nhất để trẻ phát triển tài năng.
3. Bé phải được dẫn dắt bởi một người thầy đáng tin cậy
Ba mẹ nên mời một giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy phù hợp với bé cũng như có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ học đàn Piano. Thật ra, việc chọn giáo viên không phải là một điều dễ dàng. Giáo viên phải có phương pháp dạy đúng và phù hợp thì trẻ mới dễ tiếp thu và tiến bộ nhanh hơn. Đôi khi giáo viên cũng là một trong những nhân tố giúp bé có động lực học tập hơn. Có nhiều bé xem thầy là thần tượng của mình. Vì vậy, các bé cố gắng nhiều hơn để đáp ứng các tiêu chuẩn do giáo viên đặt ra.
4. Hãy chơi đàn cùng con
Việc ba mẹ chơi đàn cùng con sẽ khiến cho các bé cảm thấy vui hơn và không cô đơn khi học. Các bé thường rất muốn chia sẻ mọi đều xung quanh với ba mẹ. Khi chơi cùng con, ba mẹ có thể trao đổi với con nhiều điều hơn. Các bé cũng muốn được học nhiều điều và học tốt hơn để có thể khoe với ba mẹ. Việc ba mẹ học cùng con cũng giúp trẻ tập trung tốt hơn và ba mẹ cũng hiểu một số kiến thức để có thể chỉ dẫn bé thêm khi thực hành tại nhà.
5.Hãy khen thưởng cho con nếu bé làm tốt
Bé sẽ cảm thấy được khuyến khích nhiều hơn trong quá trình học nếu nhận được phần thưởng và lời khen từ ba mẹ. Bạn có thể xem xét đến việc tặng cho bé những sticker học tập. Ví dụ, bạn hãy đưa cho giáo viên 10 miếng dán sticker. Sau mỗi buổi học nếu bé học tốt, thầy sẽ tặng cho bé một sticker. Sau khi bé nhận được 10 miếng thì sẽ tặng cho bé một phần thưởng mà bé yêu thích. Điều này càng khiến cho bé phấn khích và cố gắng luyện tập hơn.
Các phần thưởng và hình phạt đều là những yếu tố quan trọng để tạo động lực cho trẻ học đàn Piano. Tuy nhiên ba mẹ đừng quá thúc ép và tạo áp lực cho bé trong việc học. Điều này sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu trẻ học đàn Piano cảm thấy không thích, ba mẹ có thể xem xét cho bé học một loại nhạc cụ hay một bộ môn năng khiếu khác.
Nếu trường học có tổ chức cuộc thi âm nhạc thì ba mẹ nên khuyến khích các bé tham gia. Khi biểu diễn trước mặt mọi người sẽ giúp bé trở nên tự tin hơn.
Hy vọng những lời khuyên cho trẻ học đàn Piano này thật sự có ích cho ba mẹ.